Tây Tạng – “Miền đất chư thiên” huyền bí nhất trên thế giới chính là nơi từ lâu đã có sức hút kỳ lạ và mạnh mẽ với những ai có đam mê khám phá, trải nghiệm. Từ xưa đến nay, Tây Tạng đã được biết đến là quê hương của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cái nôi sinh thành của Phật giáo Mật Tông. Tây Tạng luôn tồn tại rất nhiều điều bí ẩn và chính là một trong những lý do khiến nhiều du khách trên thế giới muốn được đến để khám phá cũng như giải mã.
Những nét đặc sắc của cảnh quan thiên nhiên Tây tạng
Tây Tạng được biết đến là nơi sở hữu vị trí địa lý cao nhất thế giới với những dãy núi quanh năm phủ tuyết trắng cao ngất ngưởng đến khó tin. Từ lâu mảnh đất này đã gợi cho người ta một sự tò mò rất lớn về sự kỳ vĩ và bí ẩn của Tây Tạng.
Được xem là nơi trời đất gặp gỡ, tạo hóa thiên nhiên thực sự đã đem đến cho Tây Tạng những cảnh quan vô cùng tươi đẹp. Những mảnh đất mênh mông núi đồi đan xen thảo nguyên hun hút đã giúp Tây Tạng trở thành chốn thiên giới nơi phàm trần.
Tới Tây Tạng du khách chắc chắn sẽ được chiêm ngưỡng vô vàn danh lam thắng cảnh đặc sắc. Trong đó phải kể đến cung điện Potala, Đền Jokhang, Phố Bajiao, núi KaiLash, hồ Yamdrok, hang động Jinga Karst, thung lũng Nyingchi…. Đây đều là những nơi bạn nhất định phải ghé thăm nếu đã đến Tây Tạng. Bạn sẽ thực sự cảm nhận được vì sao khi nói tới Tây Tạng lại nhắc đến sự huyền bí.
Tây Tạng còn được biết đến là một vùng đất vô cùng yên bình không giống như thế giới hiện đại náo động và ồn ào như chúng ta vẫn thấy. Vì thế Tây Tạng lại càng thu hút và trở thành miền đất mơ ước mà nhiều du khách muốn được đặt chân.
Tây Tạng với những nét văn hóa khác biệt
Văn hóa chính là mảnh ghép đặc biệt trong bức tranh vẽ nên một Tây Tạng huyền bí. Tây Tạng đến nay vẫn giữ được nét vẹn nguyên trong lối sống văn hóa như thuở ban đầu khai sinh. Đến với Tây Tạng mọi người sẽ không khỏi ngạc nhiên vì những nét văn hóa mang bản sắc riêng của nơi đây. Do đó khám phá văn hóa Tây Tạng là điều mà rất nhiều du khách quan tâm và khao khát được chứng kiến tận mắt.
Tôn giáo
Văn hóa Tây Tạng ảnh hưởng bởi Phật Giáo nên hầu hết người dân nơi đây đều theo đạo Phật và tôn sùng Đức Đạt Lai Lạt. Các tu sĩ đóng một vai trò quan trọng trong cộng đồng người Tây Tạng. Đặc biệt Tây Tạng còn được biến đến với những chuyến hành hương của hàng ngàn tín đồ Phật giáo mỗi năm tạo nên một nét văn hóa vô cùng đặc trưng.
Trang phục
Văn hóa đặc sắc của Tây Tạng còn được thể hiện qua trang phục. Tây Tạng có trang phục truyền thống rất riêng, tất cả mọi người gồm nam và nữ đều mặc áo tay dài quanh năm. Ở đây, người dân luôn nâng niu và giữ gìn trang phục truyền thống của họ ngay cả khi văn hóa trang phục phương Tây đã du nhập vào Tây Tạng.
Các chị em phụ nữ thường quấn váy có tone màu đậm và chỉ sử dụng các phụ kiện làm từ đá. Với những phụ nữ đã có chồng họ thường sẽ mặc thêm chiếc tạp dề len có sọc đủ màu bên ngoài. Tới đây chắc chắn bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra những nét đặc trưng của trang phục dân tộc Tây Tạng.
Hình thức tiễn đưa người chết
Tây Tạng còn nổi tiếng với văn hóa tiễn đưa người chết rất đặc biệt và không giống với tất cả các hình thức mai táng trên thế giới. Hình thức tiễn đưa người chết ở đây được là gọi là “điểu táng” – một hình thức mai táng có thể sẽ khiến nhiều người phải ghê sợ. Nhưng đó là một phong tục tập quán riêng của người dân nơi đây.
Những thánh tích huyền bí ở Tây Tạng
Sự huyền bí của Tây Tạng không chỉ được tạo nên bởi cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ và nền văn hóa rất ư đặc trưng của vùng đất này. Sự huyền bí của Tây Tạng còn được tạo nên bởi hàng loạt những thành tích linh thiêng được nhiều người trên thế giới biết đến. Điển hình như đỉnh thiêng KaiLash, thánh hồ Manasarovar, tu viện Phật giáo Samye. Tất cả đều mang vẻ đẹp huyền ảo đặc trưng nhất của một vùng đất quanh năm mây mù, tuyết phủ – Tây Tạng.
Đỉnh thiêng KaiLash
Được mệnh danh là “vũ trụ tâm linh” của thế giới, núi Kailash từ lâu đã trở thành thánh địa linh thiêng duy nhất trong tâm cảm của 2 hội giáo lớn nhất hiện nay là Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Ngọn núi KaiLash đối với các tín đồ theo đạo Phật giáo Nguyên thủy xưa nay chính là nơi ở của các vị A-la-hán thuộc hội chúng Sthavira Angaja. Với các tín đồ của Ấn Độ giáo KaiLash lại là nơi ở của thần Shiva. Chính vì vậy ngọn núi Kailash là một điểm đến thiêng liêng tại Tây Tạng.
KaiLash cũng là một ngọn núi có địa hình vô cùng đặc biệt, xung quanh vùng đất này được bao quanh bởi 4 dãy núi lớn là Karakorum, Côn Lôn, Magyal Pomra và Himalaya. Bên trong các dãy núi có các hang động vô cùng huyền bí. Theo các tín độ Phật giáo, 4 ngọn núi này là nơi ngự tọa của 4 vị Phật và Kim Cang trong Ngũ Trí Như Lai.
KaiLash có địa hình gập ghềnh núi non nên không có một lại phương tiện giao thông nào có thể giúp người dân có thể di chuyển tới đây. Muốn tới KaiLash tất cả mọi người đều phải đi bộ.
Ngọn núi KaiLash quanh năm được phủ tuyết trắng tạo nên một cảnh sắc kỳ quan độc đáo. Nhiệt độ ở đây rất thấp ngay cả vào mùa Hè, đồng thời khí hậu nơi đây có thể thay đổi đột ngột khó dự báo. Điều này đã trở thành một trong những điểm đặc sắc nhất của vùng núi KaiLash.
Thánh hồ Manasarovar
Manasarovar được là hồ nước ngọt lớn nhất ở xứ sở Tây Tạng. Vị trí hồ nằm ngay dưới chân rặng núi Gurla Mandhata kỳ vĩ. Đây là một hồ nước có hình dáng tròn đều và nước hồ trong vắt quanh năm nền người ta hay gọi đây là hồ Mặt Nhật. Thánh hồ Manasarovar được người dân Tây Tạng xem là mảnh đất thiêng liêng trên lãnh thổ của họ.
Từ xa xưa Tây Tạng có nhiều truyền thuyết về thánh hồ Manasarovar. Điển hình nhất là truyền thuyết những ai uống nước hoặc tắm trong hồ Manasarovar có thể gột sạch mọi tội lỗi đã mắc phải. Do vậy, các tín đồ thuộc các hội giáo lớn trên thế giới thường tham gia hoạt động hành hương về đây và cắm trại quanh hồ. Các tín đồ hồi giáo sẽ cùng tập trung cầu nguyện, tụng kinh và tắm trên hồ Manasarovar. Điều này đã làm cho thánh hồ Manasarovar càng trở nên nổi tiếng hơn trên thế giới.
Cảnh tượng hồ luôn hiện lên như một bức tranh biển nước sâu thẳm, bình yên và tĩnh lặng đến lạ. Hồ Manasarovar quả xứng danh với tên gọi chốn thần tiên nơi mặt đất.
Tu viện Phật Giáo Samye
Tu viện Samye là tu viện Phật Giáo đầu tiên ở Tây Tạng được xây dựng bắt đầu từ giữa năm 775. Đây là một ngôi đền có tuổi thọ rất lâu đời sở hữu lối thiết kế, trang trí đậm chất tôn giáo Tây Tạng. Tu viện nổi tiếng với những bức bích họa vẽ trên tường kinh điển cùng những bức tượng Phật vô lâu đời nhất có hình dáng, màu sắc, trang phục cực kỳ ấn tượng. Đặc biệt các bức tượng đặt ở Tu viện thực sự mang đậm văn hóa huyền bí đặc trưng của trường phái Phật giáo Mật Tông. Nơi đây cũng chính là di tích lịch sử quan trọng liên quan đến tu viện và Phật Giáo.
Ngoài ra công trình thiết kế, kiến trúc vô cùng đặc biệt của Tu viện Samye được ví như một tác phẩm hoàn hảo, độc đáo và mang đặc trưng rất riêng mà chỉ Tây Tạng mới có. Nên mỗi năm Tu viện Samye đã thu hút hàng triệu lượt du khách và các tín đồ Phật giáo về đây hành hương.
Tới với Tây Tạng, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên vô cùng tươi đẹp mà còn được chứng kiến cuộc sống của những người dân du mục nơi đây. Muốn biết Tây Tạng huyền bí đến đâu hãy khám phá theo cách riêng của bạn. Chỉ khi nào đặt chân đến vùng đất linh thiêng này bạn mới thực sự cảm nhận được sự kỳ diệu và huyền bí độc nhất vô nhị trên thế giới mà chỉ Tây Tạng mới có.