Chuyên mục, Vật phẩm Tibet

Tìm hiểu nét độc đáo tranh Thangka tâm linh Phật giáo Tây Tạng

Tìm hiểu nét độc đáo tranh Thangka tâm linh Phật giáo Tây Tạng

Tây Tạng là đất nước tọa lạc trên nóc nhà Thế giới – dãy Himalaya hùng vĩ được cả thế giới biết đến với nền văn hóa đặc sắc, thấm đẫm các triết lý Phật giáo. Một trong số những sản phẩm văn hóa được đánh giá cao nhất chính là tranh Thangka. Bạn có thể bắt gặp những tên gọi khác của Thangka như Thanka, Tangka hay đơn giản là tranh cuộn Tibet. 

Tranh cuộn Thangka là một công cụ truyền bá và hoằng dương Phật pháp được sử dụng từ hàng chục thế kỷ trước. Bạn có thể bắt gặp cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay hình ảnh của các chư Bồ tát hoặc các vị Đại thành tựu nổi tiếng … được mô tả bằng những nét vẽ tinh tế với nhiều màu sắc nổi bật. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về Thangka trong phần chia sẻ dưới đây của chúng tôi. 

Tìm

Thangka ra đời như thế nào?

Thangka bắt đầu xuất hiện tại Nepal – một đất nước trên dãy Himalaya từ thế kỷ thứ 11. Sau đó, nghệ thuật này bắt đầu lan truyền và phát triển mạnh mẽ ở các nước sùng đạo Phật phía Bắc Himalaya, trong đó có Tây Tạng. Sang đến thế kỷ thứ 15, tranh Thangka Tây Tạng có bước phát triển mạnh mẽ với việc sử dụng các gam màu rực rỡ, bắt mất và sống động hơn. 

Một bức tranh Thangka điển hình thường có kích thước trong mỗi chiều trong khoảng từ 40 đến 100cm. Tuy nhiên, có những bức tranh cuộn có kích thước khổng lồ với chiều rộng hơn 15m và chiều cao hơn 7m. Những bức Thangka này thường được sử dụng cho các dịp lễ hội hoặc treo trên các bức tường tự viện rộng lớn trong các dịp lễ đặc biệt. 

Tuy nhiên, không phải bất cứ họa sư nào cũng có thể vẽ được tranh cuộn Thangka. Để vẽ được thangka cần phải học qua rất nhiều kỹ năng khác như pha màu lẫn cả tỷ lệ họa tiết hoa văn và tôn ảnh các bổn tôn.

Tìm hiểu nét độc đáo tranh Thangka tâm linh Phật giáo Tây Tạng 10

Kỹ thuật độc đáo của nghệ thuật vẽ tranh cuộn Thangka

Đề tài phổ biến của Thangka là Phật giáo Kim cương thừa. Bạn có thể bắt gặp những hình ảnh mô tả cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, hình ảnh tọa thiền hay chân dung của những vị Bồ tát hoặc các Lạt ma được kính trọng … Bên cạnh đó, Mandala cũng là một đề tài được ưa chuộng trong thanh cuộn. Do đó, để có thể truyền tải chính xác và có thần, họa sư bắt buộc phải là một nhà tu hành. 

Bên cạnh đó, các quy tắc thể hiện hình thể hay trang phục, trì vật và trang sức của các nhân vật trong tranh đều hoàn toàn dựa theo phong cách Ấn Độ. Trong khi đó, việc vẽ hình tướng của nhân vật được dựa theo phong cách hội họa của Nepal. Nhưng hậu cảnh trong mỗi bức tranh lại theo phong cách Trung Hoa. Chính những đặc điểm này đưa Thangka trở thành hội họa nghệ thuật độc đáo và khác biệt.

Cũng chính bởi sự riêng biệt trong nghệ thuật thể hiện nên không phải bất kỳ họa sĩ nào cũng có thể vẽ được một bức họa Đức Phật vừa có vẻ đẹp trang nghiêm, lại rực rỡ, huyền bí. Những bức tranh cuộc sống động chỉ có thể ra đời từ sự quán tưởng, thiền tu của các vị Lạt Ma Tây Tạng trong nhiều tháng ròng rã.

Tìm hiểu nét độc đáo tranh Thangka tâm linh Phật giáo Tây Tạng 8

Làm thế nào để trở thành một họa sư Thangka?

Thangka hiện nay có giá trị vật chất khá cao. Một bức tranh trung bình có kích thước 70 x 100cm có giá dao động khoảng 18 đến 20 triệu đồng tại các cửa hàng tranh ở thủ đô Lhasa. Do đó, rất nhiều người muốn trở thành họa sư vẽ Thangkha. Nhưng không phải ai cũng có thể vẽ được những bức tranh cuộn đúng nghĩa. Bởi vẽ Thangka là một hành trình gian nan kéo dài suốt hơn 10 năm từ khi bắt đầu học đến khi có thể vẽ. 

Thông thường, các học viên sẽ mất ba năm để học cách phác họa hình ảnh chư Thần, Tôn Phật cùng các vị Bồ Tát được nhắc tới trong kinh văn. Trong hai năm tiếp theo, học viên dùng toàn bộ thời gian để học cách chế biến (giã, nghiền) và sử dụng thuần thục các nguyên liệu (màu khoáng, vàng ròng) để vẽ tranh. 

Bước sang năm thứ sáu, các học viên dành thời gian nghiên cứu chi tiết các nội dung của kinh sách để chọn được chủ đề phù hợp cho bức tranh của mình. Đến năm thứ mười, một bậc thầy Thangka sẽ hướng dẫn, chỉ bảo và giám sát học viên thường xuyên trong suốt quá trình sáng tạo của họ. Để tới năm thứ mười một, học viên này chính thức xuất sư và có thể cho ra đời những bức tranh cuộn đủ tiêu chuẩn. 

Nhưng ngay kể cả khi đã học thành tài, việc sáng tạo một bức Thangka cũng không hề đơn giản. Bởi Thangka đòi hỏi sự lao đông nghiêm túc của họa sư và bao gồm cả các nghi lễ cũng như sự thực hành thiền định. Đây cũng là lý do khiến các họa sư cần nhiều tháng để hoàn thành một bức tranh. Thậm chí, với các bức tranh có kích thước lớn và nhiều chi tiết kỳ công có thể cần tới vài năm. 

Tìm hiểu nét độc đáo tranh Thangka tâm linh Phật giáo Tây Tạng 7

Ý nghĩa của việc treo tranh Thangka 

Các tín đồ Phật giáo nói riêng và người Tây Tạng nói chung đều rất trân trọng các bức Thangka. Đối với các Phật tử, khi chiêm ngưỡng một bức tranh Thangka, họ tin tưởng rằng những điều mầu nhiệm sẽ đến với bản thân mình. Hơn thế nữa, Thangka vẽ các đấng thần linh còn được cho là có tác dụng phù hộ Phật tử vượt qua mọi khổ nạn và bệnh tật.

Tác phẩm nghệ thuật tôn giáo này từ khi xuất hiện tới nay vẫn hàm chứa nhiều tác dụng khác nhau. Một bức tranh treo tường trong không gian thờ cúng có thể giúp các tín đồ Phật giáo hành trì cầu nguyện hàng ngày, tranh cũng giúp cho các hành giải tu tập quán tưởng trong mật tông dễ dàng hơn cũng như tạo sự kết nối, không gian đặc biệt ở những nơi treo. Quan trọng hơn nữa, Thangka còn được dùng như một công cụ thiền quán giúp các hành giả giác ngộ giáo lý nhà Phật. Đặc biệt, những nhà sư theo Phật giáo Kim Cang Thừa sử dụng Thangka như một sự hướng dẫn tu hành nhằm kết nối với các đối tượng được vẽ trên tranh, họ được nhập vào Phật tánh. 

Tìm hiểu nét độc đáo tranh Thangka tâm linh Phật giáo Tây Tạng 6

Tại Tây Tạng, Thangka thường được bảo quản trong chính điện của các tự viện. Đồng thời còn được thánh hóa bằng nước thiêng và bắt buộc phải đọc thần chú khi muốn mở ra. Để bảo vệ quyền năng bí nhiệm, mỗi bức Thangka đều được che phủ bên ngoài bởi một tấm lụa có tên gọi là Kuđa và đặt trên các giá đỡ được thiết kế rất cầu kỳ. 

Thangka là một minh chứng cho sức sáng tạo, tài năng và sự huyền bí của con người và vùng đất Tây Tạng – nơi Phật giáo ngự trị và thăng hoa. Nếu có dịp đến Tây Tạng, bạn nên ghé thăm cung điện Potala để có dịp chiêm ngưỡng và tận hưởng cảm giác choáng ngợp trước những họa phẩm Thangka kỳ bí và rực rỡ.

Norbu Shop cũng có phát hành thangka nhưng rất hạn chế vì tranh rất kén người thỉnh! Vui lòng liên hệ để được tư vấn thêm!

Tìm hiểu nét độc đáo tranh Thangka tâm linh Phật giáo Tây Tạng 2

Tìm hiểu nét độc đáo tranh Thangka tâm linh Phật giáo Tây Tạng 3

Tìm hiểu nét độc đáo tranh Thangka tâm linh Phật giáo Tây Tạng 4

Tìm hiểu nét độc đáo tranh Thangka tâm linh Phật giáo Tây Tạng 5

You Might Also Like

No Comments

Leave a Reply

error: Trang web đã được bảo vệ!