Chuyên mục, Vật phẩm Tibet

Ý nghĩa tôn giáo trong tranh Thangka Tây Tạng – Tangka Tibet có gì đặc sắc?

Ý nghĩa tôn giáo trong tranh Thangka Tây Tạng - Tangka Tibet có gì đặc sắc?

Tranh Thangka hay các bức tranh cuộn có chủ đề liên quan tới Phật giáo Kim Cương Thừa là một sản phẩm nghệ thuật độc đáo của Tây Tạng. Đặc biệt, Thang ka còn được ví như cách thể hiện giáo lý nhà Phật một cách sống động và dễ hiểu. Từ những cách chuyển hóa toàn bộ pháp giới chúng sinh vào giáo lý, tới các cảm hứng và nhận biết về đạo Phật. Tranh Thangka đã thể hiện đầy đủ sự hội tụ với nhiều ý nghĩa đẹp về sự phát triển nền đạo Phật của Tây Tạng.

Ý nghĩa tôn giáo trong tranh Thangka Tây Tạng - Tangka Tibet có gì đặc sắc? 1

Thangka ra đời cùng việc thống nhất lãnh thổ và đánh dấu sự phát triển của đạo Phật tại Tây Tạng

Dưới triều đại vua Tùng Tán Cán Bố (Songtsen Gampo) – vị vua có công thống nhất và đưa đất nước Tây Tạng phát triển rực rỡ về kinh tế và nền văn hóa …v.v. Tương truyền, hai người vợ của ông là Công chúa Bhrikuti của Nepal và Công chúa Văn Thành – con gái vua nhà Đường, Trung Quốc là người giúp hình thành đức tin vào Phật giáo tại Tây Tạng. Các pháp khí tôn giáo, kiến thức vô giá cũng được hai vị công chúa này mang đến Tây Tạng. Đi dọc chiều dài phát triển lịch sử của Tây Tạng, đạo Phật đã trở thành nền tảng và phương tiện của cuộc sống. Len lỏi vào văn hóa cũng như sự đọc, viết của người Tây Tạng.

Trong bối cảnh đó, Thangka ra đời và nổi lên như một nghệ thuật độc đáo, tổng hòa các tinh túy của các nghề thủ công khác như dệt, điêu khắc …v.v. Bởi vì Thangka thường có kích thước hình chữ nhật được vẽ trên lụa hay cũng có thể là gấm thêu kim tuyến có viền khung gỗ.

Thangka thường được treo trên tường của các tự viện hoặc điện thờ giúp hỗ trợ thực hành tâm linh. Tuy nhiên, ngày nay bạn cũng có thể bắt gặp Thangka như một vật trang trí nội thất trong các không gian kiến trúc sang trọng tại khách sạn, biệt thự ….v.v.

Ý nghĩa tôn giáo trong tranh Thangka Tây Tạng - Tangka Tibet có gì đặc sắc? 5

Thangka đa dạng và đáp ứng các nhu cầu hành trì khác nhau

Ban đầu, Thangka ra đời phục vụ mục đích truyền giáo. Để các nhà sư có thể dễ dàng cuộn gọn lại và mang theo trên chặng đường hành hương, thuyết pháp của mình. Chính vì vậy Thangka khá đa dạng về kích thước, từ khổ nhỏ 30 x 20cm đến “siêu to” như 55 x 47m. Đồng thời cũng có nhiều cách phân biệt Thangka khác nhau dựa vào chất liệu, màu sắc, kiểu mẫu hay công dụng. 

Thangka phục vụ cho việc hành lễ

Thangka là nét nghệ thuật độc đáo của Phật giáo Kim Cường Thừa. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh các chư Phật, Bổn tôn … hay hình ảnh của vũ trụ – Mạn đà la trong các bức tranh cuộn đủ mọi kích cỡ. Đặc biệt, có những bức Thangka chỉ có thể chiêm bái trong các dịp Đại Pháp hội. 

Thangka Mạn Đà La (mandala) 

Thangka Mạn Đà La là bản đồ nền cũng như nơi an trụ của các Đức Bổn tôn tantric cùng với chư Phật và các quyến thuộc trong cùng một tôn giáo. Thangka Mạn Đà La thể hiện mỗi Bổn tôn với một dạng khác nhau. Mỗi dạng có những kiến trúc chi tiết cũng như màu sắc và biểu tượng trí tuệ mật truyền không giống nhau. 

Thangka Mạn Đà La thường được khắc họa trên vải bạt vuông với mục đích sử dụng như một bức tranh và sự hỗ trợ cho hành lễ, thiền định và quán đảnh. Do đó, Thangka Mạn Đà La thường được trải trên bàn thờ, đóng khung đặt trên núi hoặc treo tường.

Thangka Tsakli 

Thangka Tsakli thường có hình chữ nhật đứng được đặt trên Mạn Đà La hoặc trên bàn thờ. Chủ đề trong các bức tranh cuộn Tsakli thường là minh họa hình ảnh của các Bổn tôn khác nhau. Đôi khi trong tranh cũng có thể xuất hiện thêm những thuộc tính và đồ vật thiêng liêng. Loại Thangka này được sử dụng trong các buổi lễ quán đảnh của Phật giáo Mật tông để trao truyền năng lực.

Thangka Kyangla

Thangka Kyangla thường được vẽ trên tường hoặc lên vải bạt và dán vào tường. Đa phần Thangka Kyangla có dạng hình vuông. Có những bức Thangka Kyagnag lớn tới mức bao phủ toàn bộ các bức tường trong các phòng thờ hoặc tại các tự viện lớn.

Ý nghĩa tôn giáo trong tranh Thangka Tây Tạng - Tangka Tibet có gì đặc sắc? 6

Thangka vẽ và Thangka lụa

Dựa vào vật liệu vẽ tranh và cách thực hiện, chúng ta có hai loại chính là Thangka vẽ (Trithang) và Thangka lụa (Guthang). Trong đó, Guthang lại được chia thành 4 loại nhỏ hơn:

–       Tretrubma: gồm nhiều mảnh lụa cắt theo hình dáng khác nhau, ghép theo những thiết kế nhất định

–       Thagtrubma: sử dụng năm hình dệt thủ công bằng chỉ lụa nhiều màu ghép lại

–       Tsemtrubma: tranh cuộn dùng chỉ lụa nhiều màu thêu tay trên nền vải lụa

–       Lhenthabma: được tạo thành từ các miếng lụa đa màu sắc, hình dáng sau đó dán với nhau thành hình ảnh hoàn chỉnh.

Ý nghĩa tôn giáo trong tranh Thangka Tây Tạng - Tangka Tibet có gì đặc sắc? 7

Thangka rất đa dạng về màu sắc

Ngoài ra, dựa vào màu nền của bức tranh, Thangka còn được chia thành 4 loại như sau:

–       Nagthang: Tranh Thangka có nền đen. Các họa tiết trên bức tranh sử dụng vàng hoặc thần sa (màu đỏ son). Đôi khi cũng được sử dụng nhiều màu sắc khác.

–       Serthang: Bức họa loại này có nền toàn bộ là màu vàng với các hình ảnh và phác thảo sử dụng mực hoặc màu đỏ thần sa. Thi thoảng xuất hiện những hình ảnh được sơn vẽ bằng vàng thật.

–       Tsalthang: Tranh cuộn có nền đỏ thần sa với các nét phác thảo bằng vàng hoặc màu mực. Bạn cũng có thể bắt gặp những Tsalthang

–       Tsunthang là tranh Thangka có nền sử dụng nhiều màu sắc khác nhau.

Tranh Thangka của người Tây Tạng sử dụng các trật tự khuôn mẫu tạo hình các thánh tượng theo các nguyên tắc thích hợp. Trong đó, mỗi hình ảnh đều được xác định chính xác về phương hướng, màu sắc, biểu tượng, vị trí và tư thế thể hiện. Có lẽ vì sự chính xác đến mức khắt khe này đã giúp Thangka mang tới những ý nghĩa giáo lý độc đáo cho các tín đồ Phật giáo.

Ý nghĩa tôn giáo trong tranh Thangka Tây Tạng - Tangka Tibet có gì đặc sắc? 8

Thangka và những ý nghĩa độc đáo liên quan tới giáo lý nhà Phật

Đạo Phật có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt đời sống của người dân Tây Tạng. Điều này thể hiện rõ nét qua việc văn hóa, nghệ thuật Tây Tạng đều liên quan tới giáo lý và sự thực hành Phật pháp. Đặc biệt trong nghệ thuật hội họa nói chung và Thangka nói riêng. 

Ý nghĩa tôn giáo trong tranh Thangka Tây Tạng - Tangka Tibet có gì đặc sắc? 9

Thangka thể hiện đầy đủ các hóa thân của Đức Phật  

Hội họa Tây Tạng sử dụng những hình ảnh mô tả hay biểu trưng cho chư Phật nam – chư Phật nữ và các nhà hiền triết – chư thiên khác nhau. Tuy nhiên, các biểu trưng này đều thể hiện theo ba phạm trù là Dharmakya (thân tuyệt đối), Sambhogakya (thân hoan hỷ) và Nirmṇakya (thân hóa hiện). Cụ thể như sau:

Thân tuyệt đối Dharmakya

Dharmakya – Pháp thân hay trạng thái tuyệt đối thể hiện Phật tánh. Dharmakya thoát khỏi mọi khái niệm hóa,không còn hình tướng hay mang bất kỳ đặc tính nào. Trong nghệ Thangka, thân tuyệt đối được thể hiện qua hình Phật không che đậy hoặc sử dụng màu xanh dương thể hiện trạng thái toàn giác. Giống như bầu trời hoặc một không gian trống rỗng.

Thân thanh tịnh Sambhogakya – Báo thân

Là thân tướng siêu phàm và vi tế nhất của đức Phật. Thân tướng này còn có tên gọi khác là Sambhogakya. Đặc biệt, chỉ những nhà tu hành đã đạt tới mức Sơ đại trong Thập địa của đạo Phật mới có thể thấy được thân tướng này. Sambhogakya có rất nhiều tướng dạng khác nhau với các chi tiết và ý nghĩa khác biệt. Tuy nhiên, thân thanh tịnh có thể chia thành hai phạm trù:

–       Thân tướng hiền minh (ba mươi hai tướng chính, tám mươi vẻ đẹp phụ): Thể hiện qua 5 lễ phục và 8 trang sức quý. Cách phục trang và trang sức này biểu thị thành tựu hoàn thiện hay công đức viên mãn của đức Phật.

–       Tướng phẫn nộ: Thể hiện qua 9 biểu cảm với tám trang điểm mộ địa. Tướng phẫn nỗ là biểu tượng hóa của sự tiêu diệt mọi thế lực hay tâm thức ma quỷ. Đồng thời chuyển hóa cảm xúc tiêucực như sân hận sang trạng thái của trí tuệ.

Thân tướng Nirmṇakya – Hóa thân

Đây là hóa thân của Đức Phật trong nhiều loại thân tướng bình thường khác nhau để mang lại lợi ích cho chúng sinh. Các hóa thân này được thể hiện trong thân tướng và trang phục của các vị khổ hạnh, tu sĩ hay các chư Phật, Bồ Tát. Tuy nhiên, trong Thangka cũng có thể xuất hiện các Bồ Tát, nhà khổ hạnh hay tu sĩ không phải Nirmṇakya.

Ý nghĩa tôn giáo trong tranh Thangka Tây Tạng - Tangka Tibet có gì đặc sắc? 10

Thangka hỗ trợ tín đồ Phật giáo thực hành thông qua quán tưởng   

Các tín đồ Phật giáo thường sử dụng các pháp khí tôn giáo (tranh vẽ, tượng thờ …) như một sự hỗ trợ tích cực hay nguồn cảm hứng cho quá trình thực hành các giáo lý. Thông qua cách làm này, các hành giả có thể xây dựng niềm tin, phát triển công đức tâm linh. Từ đó, người sùng đạo sẽ đạt được công đức và sức mạnh tâm linh.

Có thể nói, toàn bộ nền nghệ thuật Tây Tạng nói chung và Thangka nói riêng đều khởi nguồn từ giáo lý của đạo Phật. Thangka là công cụ hỗ trợ tích cực cho quá trình thực hành Chánh pháp. Đồng thời loại hình tranh cuộn nghệ thuật này cũng là công cụ giúp hoằng dương Phật pháp hiệu quả và tạo ra những tác động mạnh mẽ. Chính vì lẽ đó, Thangka là nghệ thuật tiêu biểu của Phật giáo đồng thời hỗ trợ bảo tồn các tinh hoa ngàn đời của Giáo pháp.

Đúc kết lại thangka – chính là một nền hội họa tâm linh đỉnh cao và vĩ đại của người Tây Tạng nói riêng và các dân tộc ở vùng Himalaya nói chung, đây là bản sắc văn hóa đặc sắc thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo Kim Cương Thừa qua nhiều thế hệ, cũng là nét truyền thống được lưu lại hàng ngàn năm qua. Norbu Shop có sưu tầm và công bố những bức thangka tuyển chọn, vui lòng liên hệ để được tư vấn!

Ý nghĩa tôn giáo trong tranh Thangka Tây Tạng - Tangka Tibet có gì đặc sắc? 2

Ý nghĩa tôn giáo trong tranh Thangka Tây Tạng - Tangka Tibet có gì đặc sắc? 3

Ý nghĩa tôn giáo trong tranh Thangka Tây Tạng - Tangka Tibet có gì đặc sắc? 4

You Might Also Like

error: Trang web đã được bảo vệ!