Ở Tây Tạng hay Nepal các vùng trên dãy Himalaya hùng ví có một loại đá tên gọi Turquoise hay ngọc lam, đây là một loại đá quý được ưa chuộng và mang nhiều bí ẩn. Nếu bạn đã từng mê mẩn với các loại đá có màu xanh của bầu trời, màu xanh trong của ngọc chắc chắn không thể bỏ qua đá Turquoise. Vậy đá Turquoise là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!.
Turquoi được sử dụng rất nhiều trong việc chế tác làm trang sức, và các hạt tự nhiên để làm vòng cổ, vòng đeo tay, chuỗi tràng hạt, mix với các đồ khuyên tai, nhẫn, cặp tóc, mũ, vương miệng hay các đồ thủ công như hộp, bàn ghế, tường, tranh… rất nhiều tác phẩm có giá trị sử dụng turquoise làm vật liệu chính.
Giới thiệu về đá Turquoise – Ngọc Lam
Các tên gọi khác nhau của Đá Turquoise
Đá Turqoise từng được gọi với rất nhiều tên gọi khác nhau, với Pliny the Elder sống ở thời La Mã cổ đại ông gọi tên nó là “callais” và người Aztec gọi nó là Chalchihuitl – Nghĩa đen được dịch là “ Trái tim của trái đất”. Ngược lại người Iran lại đặt tên cho Turqoise đá là “perozah” có nghĩa là “chiến thắng”, sau đó người Ả rập gọi nó là “fayruzah”, được phát âm theo tiếng Ba Tư hiện đại là “Fruzeh”. Còn người Tây Tạng gọi đá Ngọc Lam là “ đá của trời”. Với những tên gọi đa dạng và khác nhau như vậy, có thể thấy Turqoise đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống của con người. Đặc biệt trên con đường Tơ Lụa, đá Ngọc Lam đã chứng minh được giá trị của nó trong việc giao thương buôn bán của các thương nhân.
Bản chất của đá Turquoise
Turqoise được các nhà khoa học định danh là khoáng chất phốt phát ngậm nước của nhôm và đồng. Với đặc tính lý hóa khác nhau, Turqoise cũng có những sắc độ khác nhau từ màu xanh dương tới màu xanh lục. Nguyên nhân chính yếu dẫn tới Ngọc Lam có những sắc độ khác nhau như vậy là vì ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu. Với những vùng khí hậu khô cằn, nhiệt độ chênh lệch lớn và khu vực núi lửa, màu ngọc được tìm thấy nhiều nhất. Tuy nhiên, màu phổ biến của Turqoise lại chính là màu xanh dương. Với độ cứng tối đa chưa tới 6,“Turqoise” tương đối dễ vỡ thậm chí là Turquois tinh khiết, tuy nhiên Turquoise được khai thác và ứng dụng rất nhiều trong đời sống cổ xưa.
Lam ngọc Tây Tạng
Ngọc lam (Yu trong tiếng Tây Tạng) là một trong những loại khoáng chất tự nhiên tuyệt đẹp nhất và có lẽ là loại đá ‘không trong suốt’ có giá trị nhất trên thị trường. Nó đã được khai thác từ ít nhất 6000 năm trước Công nguyên bởi những người Ai Cập đầu tiên và tiếp tục được săn lùng ráo riết. Nó được người Tây Tạng đánh giá rất cao và hầu như tất cả phụ nữ Tây Tạng sẽ đeo một chiếc vòng cổ bằng ngọc lam, trộn với san hô, carnelian và dZi. Ngọc lam được cho là có khả năng hấp thụ chất độc khỏi cơ thể, và là một thành phần quan trọng trong nhiều loại thuốc. Màu ngọc lam đã chuyển sang màu xanh lục đậm thường sẽ giá cao hơn những miếng mới hơn và xanh hơn.
Màu xanh ngọc thường bị làm giả bởi các mẫu vật giả. Đôi khi khoáng chất chrysocolla hoặc howlite được sử dụng. Một số mẫu ngọc lam chất lượng kém thường được nhuộm hoặc làm bền màu bằng các lớp phủ của nhiều loại nhựa khác nhau. Cái tên này xuất phát từ một từ tiếng Pháp có nghĩa là đá của Thổ Nhĩ Kỳ, từ đó vật liệu Ba Tư được truyền sang châu Âu.
Ý nghĩa của việc sử dụng đá Turquoise trong cuộc sống
Thời kỳ hoàng kim của đá Turquoise
Với một trữ lượng lớn từ thời xa xưa Turquoise đã có mặt tại những đất nước như Ba Tư, Sinai- Ai Cập, Arizona- Hoa Kỳ và đặc biệt có mặt trên dãy Himalaya – Tây Tạng thì đá Turquoise đã được sử dụng rất sớm, có mặt trong các thời kỳ cai trị của người Ai Cập hay những người Aztec, Ba Tư, Mesopotamia, thung lũng Indus và một phần được sử dụng bởi các thương nhân Trung Quốc, đặc biệt nếu Turquoise – Ngọc Lam có màu Pastel, nó sẽ được sử dụng rộng rãi.
Đối với người Aztec họ thường khảm ngọc cùng với vàng, thạch anh, malachite, san hô, vỏ sò v.v… vào mặt nạ, hay dao và khiên còn đối với người Ai Cập cổ đại, việc sử dụng ngọc lam được thiết kế trên các lăng một của Tutankhamun đặc biệt được trạm khắc trên mặt nạ chôn cất của các vị vua Pharaoh, không chỉ vậy đá Turquoise còn được làm thành các sản phẩm trang sức như vòng cổ, nhẫn đeo tay. Họ tin rằng việc sử dụng Ngọc Lam sẽ khiến cho những người Ai Cập kết nối với nữ thần Hathor.
Tuy có một lịch sử lâu đời như vậy, nhưng Ngọc Lam lần đầu tiên có mặt tại Châu Âu khi các thương nhân đặt chân tới Thổ Nhĩ Kỳ thông qua con đường tơ lụa và trở nên phổ biến vào thế kỷ 14, khi Giáo hội Công giáo La Mã đã có những sự suy giảm đáng kể về quyền lực. Khi đó, họ đã cho phép việc sử dụng Turquoise vào những đồ trang sức thế tục. Ở Ấn Độ, người ta chỉ biết tới Turquoise trong thời kỳ Mughal và ở Nhật mãi tới thế kỷ 18, người dân mới biết tới. Với người Iran, trên các thánh đường, turquoise được sử dụng để trạm trổ, điêu khắc. Với họ, Ngọc lam đã tạo nên một thiên đường trên mặt đất với màu xanh da trời dịu mắt, làm giảm các căng thẳng do sự gay gắt của thời tiết.
Ý nghĩa và công dụng khi sử dụng đá Turquoise
Turquoise hộ mệnh cho người đeo
Những trẻ em sinh ra ở Tây Tạng chúng luôn được bố mẹ hoặc người thân tặng những viên đá Ngọc Lam vì họ tin rằng viên đá có thể bảo hộ những đứa trẻ đó khỏi những tai họa. Hầu hết các viên đá được người Tạng đeo tới già và khi chết đi, họ lại truyền đời cho con cháu. Chính vì vậy, người Tạng thường đeo những viên đá Turquoise có hình dạng tự nhiên hơi xù xì, họ không muốn có quá nhiều tác động vật lý lên đá vì đối với họ việc sử dụng đá Turquoise không chỉ thể hiện sự giàu có, quyền quý của mình mà còn mang tính chất trị liệu rất cao.
Turquoise cân bằng năng lượng của các luân xa
Theo nghiên cứu của Y học Tây Tạng cổ đại, màu sắc của đá Turquoise có màu đa dạng, phù hợp với các luân xa từ 4 lên 6. Chính vì thế, ngoài việc Turquoise được sử dụng một cách độc lập. Nó còn được thiết kế và trang trí cùng với những loại đá khác như Dzi, San hô cổ. v.v… để làm sạch và cân bằng các trạng thái năng lượng trong cơ thể. Cách để họ sử dụng Ngọc Lam trong việc trị liệu đó là nhìn vào màu sắc của Ngọc Lam. Với những người có trạng thái cơ thể tốt, màu sắc của đá dần trở nên đẹp và bóng, ngược lại đối với những người có trạng thái cơ thể không tốt, màu sắc của đá trở nên nhạt dần hoặc đục hơn. Khi Đá được chuyển giao cho những người mới khỏe, cấu trúc năng lượng của đá cũng được sắp xếp lại hoàn toàn. Bởi vậy, với người thực hành các biện pháp trị liệu có sử dụng đá quý hoặc các tín đồ yêu thích loại đá quý này xác nhận đá dễ bị ảnh hưởng bởi năng lượng và tính cách của người đeo. Do đó, khi đeo Turquoise chúng phải trân trọng và yêu thương.
Turquoise thể hiện cho trí tuệ và sự gắn kết giữa thân và tâm
Đối với người Tây Tạng, việc đeo Lam Ngọc không chỉ với ý nghĩa trang sức hay trị liệu mà còn là sự gắn kết của họ với các nghi lễ, thực hành tâm linh. Đối với họ, việc sử dụng Ngọc Lam cũng chính là việc kết nối với đức Tara xanh – Đức Bồ Tát được cho là người bảo hộ Tây Tạng với 21 hóa Thân cùng với Đức Quán Âm và đức Tara Trắng. Đức Tara xanh có màu xanh lục thể hiện cho tình yêu thương bi mẫn, khai mở nguồn năng lượng lan tỏa từ luân xa tim. Như vậy, việc sử dụng đá Ngọc Lam không chỉ giúp chúng ta kết nối năng lượng bên trong mà còn giúp chúng ta làm giảm các vấn đề tinh thần như stress, khó chịu, tăng khả năng giao tiếp, tăng khả năng tương tác với môi trường bên ngoài. Trong các vật dụng gia đình như dao, bình hay các pháp khí mật tông, Turquoise cũng được trạm trổ một cách tinh xảo, giúp quá trình thực hành pháp của các vị Lama, những người Tây Tạng trở nên hữu dụng và thiết thực hơn bao giờ hết.
Turquoise tự nhiên và Turquoise nhân tạo
Mặc dù Turquoise đã từng có những trữ lượng lớn và khai thác ở rất nhiều mỏ khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, do nhu cầu và việc khai thác quá lớn dẫn tới thách thức về số lượng cung không đủ cầu. Bởi vậy, với công nghệ hiện đại họ đã có thể tạo nên Turquoise nhân tạo. Tuy nhiên việc phân biệt Turquoise tự nhiên và Turquoise nhân tạo sẽ rất khó nếu như bạn chưa từng tìm hiểu. Vậy hãy cùng chúng tôi xem xét một vài tiêu chí để phân biệt nhé:
Màu sắc
Turquoise tự nhiên thường có màu sắc nhạt hơn turquoise nhân tạo. Đặc biệt là tông màu rất trầm, không quá sáng bóng nhưng khi đeo lâu, màu sắc của Turqoise tự nhiên lại đậm hơn và sáng hơn tùy theo năng lượng của người đeo. Các vân trên turquoise tự nhiên rất rõ ràng và khó phai mờ các vân đá dù trải qua nhiều năm. Ngược lại, Turquoise nhân tạo sau một thời gian sẽ phai dần các vân trên đá, màu sắc ban đầu đậm trở nên nhạt màu hơn.
Độ bóng
Turquoise tự nhiên thường có độ bóng không cao thậm chí xù xì và khó chế tác thành các viên đá quá hoàn hảo. Đặc biệt, với các màu Ngọc thì Turquoise có màu sắc nhạt hơn hẳn so với Turquoise nhân tạo. Turquoise nhân tạo thường được chế tác rất trơn tru, và màu sắc thường quá đậm.
Giá cả
Để sở hữu một chuỗi Turquoise cổ và tự nhiên là rất khó và giá cả không hề dễ chịu. Ngược lại Turquoise nhân tạo có giá thành khá rẻ và rất dễ tìm kiếm. Lam ngọc tự nhiên cũng chia thành 2 loại là mới khai thác và lam ngọc cổ, thường turquoise cổ được lấy từ những người tị nạn Tây Tạng, những viên cổ không nhiều và chúng có giá cũng rất đắt.
Turquoise và mối liên hệ với Tibet và Dzi bead
Dường như lam ngọc là một loại đá được sử dụng rộng rãi trong thế giới của người Tây Tạng, hơn hết chúng được dùng phổ thông hơn để mix cùng những hạt thiên châu – dzi bead thay vì sử dụng san hô đỏ hóa thạch hay hổ phách đắt đỏ, chúng ta thường hay thấy phổ biến các hình ảnh người Tạng đeo rất nhiều lam ngọc, san hô và hổ phách, chính điều này tạo nên văn hóa của họ. Lam ngọc cổ có một sự hút mãnh liệt với màu xanh ngả rêu đặc trưng và sự phong hóa mạnh mẽ qua thời gian, và việc sử hữu cũng dễ dàng hơn vì giá thấp hơn san hô hay hổ phách cổ. Việc mix với dzi bead sẽ tạo điểm nhấn cho dzi kể cả khi đeo cổ ( thường mix 2 hạt 2 đầu ) hay làm vòng tay.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Đá Turqoise, để biết thêm chi tiết về Turquoise – lam ngọc cũng như có thể sở hữu cho mình những chuỗi đá Turquoise chất lượng xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phục vụ.
- Xem thêm lam ngọc ở Norbu Shop tại đây: https://trangsucmattong.com/danh-muc-san-pham/da-quy
- Liên hệ tư vấn đặt hàng tại đây: https://trangsucmattong.com/lien-he
- Tổng hợp các bài phân tích chuyên sâu về dzi tại đây: https://trangsucmattong.com/chuyen-muc/vat-pham-tibet