Chuyên mục, Vật phẩm Tibet

Pháp khí Mật tông Tây Tạng giúp thực hành và hoằng dương Phật pháp

Pháp khí Mật tông Tây Tạng giúp thực hành và hoằng dương Phật pháp

Pháp khí Mật Tông hay Phật khí là các đồ dùng trong tu viện tuân theo các quy định của Phật pháp như chuông, mõ … Pháp khí được sử dụng khi tiến hành pháp sự, giúp tăng thêm phần long trọng của buổi lễ và tạo không gian thiền sâu sắc. Đặc biệt, pháp khí Tây Tạng khá đa dạng và huyền bí. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số loại pháp khí được sử dụng phổ biến tại Tây Tạng. Bạn có thể theo dõi và tham khảo nhé

Pháp khí Mật tông Tây Tạng giúp thực hành và hoằng dương Phật pháp 1

Sự đa dạng của pháp khí Mật tông Tây Tạng

Bạn chắc hẳn đã từng gặp các pháp khí quen thuộc như chuông, mõ, khánh, tràng hạt ở Việt Nam nhưng sẽ khá xa lạ với các pháp khí chỉ có ở Tibet … Mỗi loại pháp khí khác nhau sẽ được sử dụng trong từng pháp sự riêng biệt. Với Mật tông Tây Tạng, các loại pháp khí gồm 6 chủng loại.

Chủng loại pháp khí Tây Tạng

Phật khí của Kim Cương Thừa Tây Tạng được phân loại dựa theo mục đích sử dụng trong các dịp lễ khác nhau, bao gồm:

–       Kính Lễ (Khagtags)

–       Cúng dường chư Phật

–       Tán tụng, mời gọi chư tôn, thức tỉnh chúng sinh.

–       Hộ Thân

–       Khuyến giáo và cầu phúc cho chúng sinh 

–       Trì nghiệm, trấn tà, tạo phúc

Đa phần pháp khí Mật Tông rất phong phú và được chế tác từ nhiều vật liệu khác nhau. Pháp khí Phật giáo Tây Tạng thường sử dụng các chất liệu kim loại như vàng, bạc, đồng , xương yak… với các tạo hình đặc sắc, mang tới cảm giác thần bí khó tả

Pháp khí Mật tông Tây Tạng giúp thực hành và hoằng dương Phật pháp 2

Công dụng của các loại pháp khí

Từ xưa tới nay, pháp khí được tin tưởng rằng sẽ trợ giúp đắc lực cho người tu hành trong quá trình tu luyện. Các hành giả nhờ vào sự hỗ trợ của các pháp khí mà có thể tăng trưởng trí tuệ và linh cảm. Đồng thời nhanh chóng đạt đến chứng ngộ. Hơn thế nữa, pháp khí còn là cầu nối liên kết người tu hành với chư Phật cũng như chúng sinh.

Các pháp khí Mật Tông thường gặp tại Tây Tạng

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các pháp khí Tây Tạng. Chúng tôi sẽ đi sâu vào nội dung của từng pháp khí một. Từ đó bạn có thể cảm nhận chi tiết hơn về các loại pháp khí này.

Dao Phurba

Pháp khí Mật tông Tây Tạng giúp thực hành và hoằng dương Phật pháp 3

Pháp khí Phurba là một con dao găm hình tam giác. Loại thường thấy là Kilaya là pháp khí đại diện cho 3 cánh cửa giải thoát. Bao gồm: Tính trống rỗng – Sự độc nhất – Vô sở cầu. 3 cánh cửa này được tương truyền là sự đồng nhất của Tam Thân Phật. Khi được huy động tập trung tại một điểm nó có thể chiến thắng tất cả các tội lỗi. Đồng thời chuyển hoá những tội lỗi này thành tốt lành.

Dao Phurba khi được các hành giả sử dụng để thực hành pháp sẽ mang tới an bình, loại bỏ các ma chướng, tránh được phiền não. Kilaya được cho là pháp khí có oai lực không thể nghi ngờ trong Mật Tông giáo.

Có nhiều loại phurba, sự khác nhau thường ở đầu dao, dao của Mã Đầu Minh Vương sẽ là đầu ngựa, còn dao của Vajrakilaya sẽ là đầu chày kim cương

Rìu kim cương 

Pháp khí này có hình dạng tương tự như một vũ khí chiến đấu phổ biến ở thời cổ đại. Rìu kim cương thể hiện sự bảo vệ đối với Phật pháp và ý nghĩa bất khả xâm phạm của Phật giáo. Trong Mật Tông Tây Tạng, tạo hình của nhiều vị Không Hành Mẫu (Dakini) và Đại Uy Đức Kim Cương (Vajrabhairava)đều có rìu kim cương. 

Rìu cong

Pháp khí Mật tông Tây Tạng giúp thực hành và hoằng dương Phật pháp 4

Rìu cong có tạo hình gần giống như chùy, tuy nhiên ở phần đuôi lại có hình chóp nhọn, phần giữa được gắn một đoạn cán dài. Đây là loại pháp khí tượng trưng cho sự nhiếp triệu của Đức Như Lai, giúp đưa tất cả chúng sinh vào ánh sáng trí tuệ của Phật. Tuy nhiên, pháp khí này thường xuất hiện trong các bức họa Thangka và khá hiếm gặp trong thực tế.

Trống Damaru

Pháp khí Mật tông Tây Tạng giúp thực hành và hoằng dương Phật pháp 5

Damaru là trống 2 mặt được sử dụng phổ biến tại Tây Tạng cũng như Ấn Độ. Pháp khí này được làm từ gỗ hoặc đôi khi là xương sọ, mặt trống làm bằng da. Đồng thời trống Damaru được sử dụng khi thực hành Chod, các hành giả sẽ lắc cổ tay để tạo ra tiếng trống khi hành lễ. Các âm thanh của Damaru đại diện cho các nhịp điệu và âm thanh nguyên thủy. Thường trống damaru là trống nhỏ và trống chod sẽ lớn hơn rất nhiều.

Trống Chöd

Pháp khí Mật tông Tây Tạng giúp thực hành và hoằng dương Phật pháp 6

Là pháp khí được sử dụng khi hành trì nghi lễ Chöd. Đây là một pháp môn hành trì nổi tiếng của Mật tông giúp người tu tập dứt trừ chấp ngã. Khi thực hiện nghi thức này, hành giả sẽ đi ra nghĩa địa lúc 12 giờ đêm, đồng thời xướng tụng bài kệ Chöd. Trong khi đó, tay phải của hành giả sẽ quay một chiếc trống lớn. Chiếc trống này được gọi tên theo pháp môn hành trì – Chöd. trống chod là loại trống cỡ lớn như của trống Damaru

Trống Gabbra

Pháp khí Mật tông Tây Tạng giúp thực hành và hoằng dương Phật pháp 7

Gabbra theo tiếng Phạn có nghĩa là đầu lâu. Trống Gabbra được làm từ hai nắp sọ người ghép lại. Trống được bịt bằng da khỉ. Trong khi đó, phần tang trống có cấu tạo thắt lại và được buộc thêm hai cục xương nhỏ. Phía bên dưới có gắn một cán nhỏ kèm với dây lụa. 

Trống Gabbra chuyên dùng để kết hợp với chuông và chùy kim cương trong khi thực hiện tư pháp ca ngợi công đức của các chư Phật, Bồ Tát.

Kèn ốc loa

Pháp khí Mật tông Tây Tạng giúp thực hành và hoằng dương Phật pháp 8

Pháp khí được làm từ vỏ ốc loa là một trong tám thứ quý dùng để cúng dường các Bổn Tôn. Bảy món đồ còn lại là nước, hoa, quả, rượu, nến, trầm và nước hoa.

Người Tây Tạng quan niệm rằng khi thổi loại kèn này, hành giả sẽ phát ra âm Om – âm thanh đầu tiên của vũ trụ. Đồng thời, đây là loại kè được coi là Pháp loa – phương tiện giúp chánh pháp được lưu truyền khắp đất trời. Bởi âm thanh vang rền và chấn động không gian của nó.

Kèn Kangling

Pháp khí Mật tông Tây Tạng giúp thực hành và hoằng dương Phật pháp 9

Pháp khí này thường được chế tác bằng xương đùi kết hợp với kim loại. Kèn xương Kangling có hai loại là kèn đơn và kèn đôi. Âm thanh như xé nát không gian của kèn xương ống chân, theo người Tây Tạng, có thể cảm hóa cả thần linh lẫn yêu ma. Đồng thời còn xoa dịu và làm vui lòng các thần tướng đang phẫn nộ. Kèn Kangling trong Mật Tông giáo Tây Tạng là thần khí giúp bảo vệ thần minh.

Bát Gabbra – kapala

Pháp khí Mật tông Tây Tạng giúp thực hành và hoằng dương Phật pháp 10

Tương tự như trống Gabbra, bát Gabbra được làm từ hộp sọ người. Đa số pháp khí bát Gabbra được sử dụng từ nắp hộp sọ của những bậc cao tăng, đại đức theo di chúc họ để lại. Phần miệng và lòng bát Gabbra thường được khảm bạc. Trong khi phần trôn bát được làm bằng kim loại. Đôi khi, bát Gabbra còn có thêm nắp kim loại.

Đối với nghi thức quán đỉnh, sẽ được sử dụng bát Gabbra là pháp khí. Trong khi đó, Thượng sư Mật Tông được diễn ra khi nghi thức đựng rượu và nước trong bát dùng để nhỏ lên đầu người thụ pháp. Đây là những hành động được thực hiện với ngụ ý đem lại sự gia trì cho người đang thụ pháp. 

Chày và chuông Kim cang

Pháp khí Mật tông Tây Tạng giúp thực hành và hoằng dương Phật pháp 11

Chày là biểu tượng của trí tuệ trong khi đó chuông thể hiện cho phương tiện. Đây là bộ pháp khí cần có khi tổ chức những pháp đàn, nghi quỹ tu trì của Phật giáo Mật Tông. Bộ pháp khí này thường được đúc bằng kim loại và cũng có thể là đồng hoặc bạc. Trong quá trình thực hiện nghi lễ, các âm thanh rung động của các pháp khí này tạo ảnh hưởng tích cực với khí mạch cơ thể của những người tham gia nghi lễ.  

Cờ cầu nguyện Lungta

Pháp khí Mật tông Tây Tạng giúp thực hành và hoằng dương Phật pháp 12

Cờ cầu nguyện được chia làm 2 loại theo hình dáng: loại ngang có tên gọi là Lungta và loại dọc -Darchor. Cờ Tây Tạng thường có hình vuông và sử dụng các màu sắc rực rỡ như xanh dương, xanh lá, vàng hoặc đỏ. Tại tâm của lá cờ có hình ảnh của một chú ngựa gió. Biểu tượng này là đại diện cho Tam Bảo trong đạo Phật. Thêm vào đó, bốn góc của lá cờ còn có hình ảnh của Tứ linh là Rồng, Sư tử Tuyết, Kim Xí Điểu, và Cọp. Đây là bốn linh thú đại diện cho Quyền năng, Trí tuệ, Sự tự tin và Vô úy.

Đôi khi, chúng ta cũng có thể bắt gặp các biểu tượng cát tường của Phật Giáo tại nhiều góc, cạnh của lá cờ. Thêm vào đó, các hình ảnh, những lời cầu nguyện hay thần chú có thể được in vào các khoảng trống ở giữa lá cờ.

Người Tây Tạng quan niệm rằng lá cờ sẽ giúp chuyển những lời cầu nguyện tới các vị thần. Đồng thời các thần cũng sẽ phù hộ, mang lại lợi lạc cho những phật tử treo cờ cùng hàng xóm, tất cả chúng sinh và các sinh linh trên trời. Các lá cờ cũ sẽ được thay mới hàng năm vào dịp Tết của người Tây Tạng.

Lungta là một trong những pháp khí cực kỳ phổ biến ở đất nước Tây Tạng. Pháp khí này thường được đặt trong các tự viện, trên nóc nhà, ở dưới những chân núi hoặc ven các bờ sông, đường đi. Bên trên Lungta đều có chép các lời kinh Phật. Người Tây Tạng quan niệm rằng, mỗi một lần gió thổi tương đương với một lần tụng kinh. Pháp khí này sẽ giúp truyền đạt tâm nguyện của Phật tử tới chư Phật và chư Bồ Tát.  

Khăn Khata

Pháp khí Mật tông Tây Tạng giúp thực hành và hoằng dương Phật pháp 13

Khata là 1 tấm lụa mỏng như hình chữ nhật với chiều dài từ 3 thước tới hơn 1 trượng. Khata thường có màu đỏ, vàng, xanh lam hoặc trắng. Màu sắc và độ dài của pháp khí này sẽ thay đổi theo thân phận của người được nhận Khata. Người nhận có địa vị càng tôn kính thì sẽ được nhận khata càng dài. Trong tất cả các màu sắc, Khata màu trắng là cao quý nhất. Khata trắng tượng trưng cho sự thuần khuyết và cao thượng.

Pháp cúng dường Mandala

Pháp khí Mật tông Tây Tạng giúp thực hành và hoằng dương Phật pháp 14

Pháp cúng dường Mandala là pháp đơn giản và đem lại nhiều lợi lạc nhất cho người tu tập. Đồng thời cũng là một hình thức tuyệt vời giúp loại bỏ tâm chấp ngã. Mandala là cách tích tập phước đức được đề cập nhiều khi thực hiện pháp tu ngondro dự bị trong tất cả các dòng truyền thừa của Phật giáo Mật Tông Tây Tạng.

Khi nghi thức pháp diễn ra, các hành giả sẽ dùng những đồ cúng dường Mandala. Trong lúc đọc lời tụng, họ sẽ rải những hạt gạo, cát hay thậm chí là đá quý… theo từng vòng, từng lớp để tạo thành một mandala hoàn chỉnh. Pháp cúng dường này chính là sự dâng hiến lên cho các đức Bổn Sư, Tam Bảo và các dòng truyền thừa những thứ tốt đẹp nhất mà người phật tử đang sở hữu.

Biểu tượng Kalachakra 

Pháp khí Mật tông Tây Tạng giúp thực hành và hoằng dương Phật pháp 15

Đây là sự kết hợp của 10 loại chủng tự mật tông khác nhau. 10 chủng tự này là biểu tượng cho thập lực của nhà Phật và được coi là tinh hoa của tất cả các tinh hoa. Kalachakra có công năng và diệu dụng không thể diễn tả hết được. Ở bất kỳ địa phương nào xuất hiện biểu tượng Kalachakra sẽ luôn gặp cát tường và không gặp bất kỳ khổ nạn nào liên quan tới đất, nước, gió hay lửa.

Bánh xe Mani

Pháp khí Mật tông Tây Tạng giúp thực hành và hoằng dương Phật pháp 16

Bánh xe Mani hay còn được biết đến với tên gọi khác là Kinh Luân, Vòng Luân Xa. Pháp khí này được các tín đồ Phật giáo sử dụng trong khi tụng niệm ca tụng chư Phật. Giống như tên gọi, pháp khí này có hình trụ tròn với một trục chính giữa giúp nó có thể quay tròn. Phía bên trong pháp khí này thường được dán các tấm giấy có chép kinh văn.

Với những thông tin trên, chúng ta có thể thấy Mật Tông Tây Tạng với các pháp khí đa dạng và các yêu cầu hành trì nghiêm cẩn góp phần tạo nên và duy trì sự huyền bí lâu đời cho vùng đất này. Hy vọng, bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về vai trò của pháp khí nói chung cũng như ý nghĩa của chúng trong Mật Tông Tây Tạng nói riêng. 

Để được tìm hiểu biết, và đặt thỉnh các pháp khí mật tông Tây Tạng! Vui lòng liên hệ với Norbu Shop để được tư vấn, chúng tôi chuyên sưu tầm các pháp khí vật phẩm độc đáo hiếm có từ Tây Tạng.

You Might Also Like

No Comments

Leave a Reply

error: Trang web đã được bảo vệ!