Chuyên mục, Vật phẩm Tibet

Kinh Luân Tây Tạng là gì và ý nghĩa tịnh hóa nghiệp chướng của pháp khí

Kinh Luân Tây Tạng là gì và ý nghĩa tịnh hóa nghiệp chướng của pháp khí

Kinh Luân là pháp bảo nổi tiếng của văn hóa Phật giáo Tây Tạng. Đặt chân đến vùng đất Tây Tạng xinh đẹp, chúng ta sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh bánh xe cầu nguyện ở khắp mọi nơi, từ trong lều đến các kiến trúc chùa đền đều có sự xuất hiện của món pháp khí này. Kim Luân trong mắt người Tây Tạng luôn mang một ý nghĩa thiêng liêng và đem đến nguồn năng lượng an lạc, tịnh hóa muôn vàn nghiệp chướng để thân tâm trở nên thanh tịnh. Phần lớn kinh luân được chia thành các cỡ khác nhau đó là: kinh luân cầm tay, kinh luân để bàn và kinh luân cỡ lớn để ở Tu Viên hoặc nhiều kinh luân cỡ siêu lớn.

Kinh Luân Tây Tạng là gì và ý nghĩa tịnh hóa nghiệp chướng của pháp khí 1

Thế nào là bánh xe Kinh Luân?

Bánh xe Kinh Luân còn có tên gọi khác là bánh xe cầu nguyện. Đây là loại bánh xe hình trụ, có trục xoay chính được làm từ kim loại, gỗ, đá, da hoặc sợi bông thô. Tại lõi của bánh xe là “cây sự sống” được quấn quanh bởi một lớp giấy ghi đây thần chú hoặc cũng có thể được chép trực tiếp lên cây thân cây. Câu thần chú Om Mani Padme Hum là phổ biến nhất, nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều câu thần chú khác.

Theo tư tưởng Phật giáo truyền thừa, việc quay bánh xe cầu nguyện và niệm thần chú cũng có tác dụng tương tự như việc đọc ra lời cầu nguyện. Hơn thế nữa, khi quay bánh xe có bao nhiêu câu thần chú ở bên trong, sẽ tương ứng với bấy nhiêu lần bạn tụng niệm câu thần chú này. Bởi vậy, Kinh Luân được mệnh danh là món pháp khí Mật tông tinh xảo nhất trong việc tu tập công đức.

Nhiều người tin rằng, khi sử dụng Kinh Luân họ sẽ nhận được công đức vô lượng từ Chư Phật đại bi. Việc mang Kinh Luân bên mình sẽ đem đến nhiều điều tốt lành, xua tan mọi phiền muộn, tịnh hóa được nghiệp tâm và tích được nhiều quả công đức viên mãn.

Kinh Luân Tây Tạng là gì và ý nghĩa tịnh hóa nghiệp chướng của pháp khí 2

Kinh Luân bắt nguồn từ đâu?

Theo các tài liệu ghi chép lịch sử, bánh xe cầu nguyện xuất hiện từ rất lâu đời, được ghi lại sớm nhất bởi một người hành hương của Trung Quốc ở Ladakh. Cái tên bánh xe cầu nguyện là chỉ hình dạng của bánh quay mà Đức Phật mô tả, dựa trên cụm từ “xoay bánh xe Pháp”. 

Trong Phật giáo, trụ Kinh Luân có nguồn gốc từ “Trường phái Thích Ca Mâu Ni”. Bánh xe này là minh chứng cho lòng bác ái, thương cảm vô hạn dành cho chúng sanh của Đức Phật. Ngài đã nghĩ đến những người mù, không biết chữ, hay không có khả năng nói – họ đều không thể đọc được kinh Phật. Vì vậy nên món pháp bảo này ra đời, với sơ nguyện giúp cho mọi người đều có thể tụng niệm được kinh Phật.

Với Pháp giáo truyền thống của Tây Tạng, trụ Kinh Luân bắt nguồn từ Ấn Độ, là phát minh nổi tiếng bậc thầy Arya Nagarjuna vĩ đại. Điều này được nhiều người lý giải rằng vì Phật giáo Tây Tạng chịu ảnh hưởng, tác động trực tiếp từ sự thuyết pháp của các nhà sư Ấn Độ nên sự lý giải nguồn gốc này là hoàn toàn hợp lý. 

Kinh Luân Tây Tạng là gì và ý nghĩa tịnh hóa nghiệp chướng của pháp khí 3

Lợi ích của Pháp khí Kinh Luân

Kim Luân là hiện thân kim khẩu giác ngộ của chư Phật nên khi được quay, sẽ đem đến một nguồn năng lượng tinh túy, tích cực, an lành từ cõi Cực Lạc. Kết nối người quay với cội nguồn của trí tuệ và từ bi, dưỡng tâm tịnh, đem lại nhiều lợi ích kỳ diệu.

Kinh Luân được sử dụng để tiêu trừ nghiệp chướng trong quá khứ mà con người tạo ra. Mọi ác hạnh, tội nghiệt nặng nề đều có thể nhờ việc sử dụng Kim Luân mà giảm xuống. Người sử dụng bánh xe cầu nguyện sẽ luôn giữ cho mình tâm an định, và gặp nhiều điều thuận lợi trong cuộc sống.

Khi chạm tay xoay một vòng bánh xe Kim Luân chúng ta sẽ thấy như có một dòng suối mát lành đang gội rửa, xoa dịu tâm hồn, cuốn trôi đi hết mọi phiền muộn. 

Khi đặt Kim Luân ở một nơi cao mọi người đều hưởng được phước lành của Phật. Kim Luân đặt ở trong nhà, đem lại nhiều may mắn và bình an.

Kinh Luân Tây Tạng là gì và ý nghĩa tịnh hóa nghiệp chướng của pháp khí 4

Quán tưởng đúng đắn khi quay Kim Luân

Việc quay Kim Luân như thế nào cho đúng rất quan  trọng. Vì chỉ khi có được một quán tưởng đúng, Kim Luân mới đem lại hiệu quả cao trong việc tụng niệm và tu tập. 

Sử dụng Kim Luân theo đúng quán tưởng được biểu hiện ở ba phương diện: Thân, khẩu và ý của chư Phật. Ở phương diện thân, chúng ta dùng tay xoay Kim Luân theo chiều nhất định. Về phương diện khẩu, tức là trì tụng một câu thần chú của Kim Luân. Chúng ta chuyên chú vào việc quán tưởng và trì tụng, tâm phát khởi từ lòng tư bi, bác ái hướng về chúng sanh. Thêm vào đó, là vì sự phúc lạc và an định của tất thảy mọi người mà phát nguyện.

Sở dĩ Kinh Luân trở thành một biểu tượng linh thiên của chốn tiên linh như Tây Tạng là nhờ công dụng chữa lành vô cùng hiệu nghiệm. Kim Luân chính là món pháp bảo mà mọi người nên sở hữu.

Kinh Luân Tây Tạng là gì và ý nghĩa tịnh hóa nghiệp chướng của pháp khí 5

You Might Also Like

No Comments

Leave a Reply

error: Trang web đã được bảo vệ!