Chuyên mục, Vật phẩm Tibet

Pháp khí Mật Tông Tây Tạng chuông chày kim cương – Ý nghĩa và Cách sử dụng

Pháp khí Mật Tông Tây Tạng chuông chày kim cương - Ý nghĩa và Cách sử dụng

Mật Tông là một pháp môn ra đời từ sự kết hợp của Phật giáo Đại thừa giai đoạn cuối và Ấn Độ giáo. Pháp khí Mật Tông xuất hiện đầu tiên tại Ấn Độ và phát triển rất mạnh ở Tây Tạng. Ngoài ra Mật Tông Tây Tạng còn có một lượng lớn pháp khí rất đa dạng cả về vật liệu cũng như tạo hình. Đặc biệt, mỗi pháp khí lại có một ý nghĩa riêng và đều được bao phủ bởi sự thần bí và kì ảo. Trong số đó, Chày và Chuông Kim Cương là hai loại pháp khí Mật Tông phổ biến nhất. 

Pháp khí Mật Tông Tây Tạng chuông chày kim cương - Ý nghĩa và Cách sử dụng 3

Pháp khí Mật Tông Tây Tạng có những loại nào?

Pháp khí là tên gọi phổ biến của những dụng cụ hỗ trợ đắc lực cho các hành giả thực hành các loại pháp sư và thực hiện tư pháp cũng như tu hành hàng ngày. Đồng thời Pháp khí cũng có thể được hiểu là những dụng cụ cúng dường chư Phật được sử dụng trong các Pháp hội, Đàn nghi hoặc tại các Đạo tràng …v.v.

Các pháp khí của Mật Tông Tây Tạng chủ yếu được đúc bằng kim loại, có tạo hình sắc nét và đều mang những sắc màu ẩn chứa sự huyền bí đầy cuốn hút. Bạn có thể sẽ phải thốt lên đầy ngạc nhiên khi nhìn thấy chiếc bát Gabbra – pháp khí được chế tác từ xương sọ của các vị hành giả đức cao vọng trọng theo di nguyện của họ. Sau đó bạn sẽ thật sự choáng ngợp trước những bức tranh cuộn Thangka ghi lại cuộc đời của Đức Phật một cách chân thực và sống động nhất.

Pháp khí Tây Tạng được chia thành sáu nhóm chính dựa theo các sự kiện mà chúng được sử dụng như khi hoằng hóa, hộ ma, tán tụng, trì niệm, khuyến giáo…v.v. Mỗi loại pháp khí Mật Tông đều thấm đẫm màu sắc thần bí.

Trong số những pháp khí của Mật Tông. Chày và Chuông Kim Cương là pháp cụ quan trọng cần có trong những Pháp hội, Nghi quỹ tu trì … Ý nghĩa và cách sử dụng pháp khí này sẽ được giới thiệu chi tiết trong phần tiếp theo của bài viết này.

Chày Kim Cương – Pháp khí quan trọng của Mật Tông

Pháp khí Mật Tông Tây Tạng chuông chày kim cương - Ý nghĩa và Cách sử dụng 1

Chày Kim Cương (Vajra) còn có nhiều tên gọi khác như:

  • Chày Kim Cang
  • Kim Cang Chùy
  • Kim Cương Chùy …v.v. 

Chày Kim Cương là một trong số những biểu tượng quan trọng xuất hiện thường xuyên trong kinh sách Phật giáo và Ấn Độ giáo. Pháp khí này được sử dụng làm biểu tượng của dòng Mật Tông Kim Cương Thừa.

Chày Kim Cương thường có nguồn gốc từ kim loại như: vàng, bạc, đồng và có tạo hình từ một tới chín chẽ. Nhưng thường gặp hơn cả là loại có 5 chẽ. 

Ý nghĩa của Chày Kim Cương

Chày Kim Cương là pháp khí được các hành giả cầm trên tay phải khi bắt đầu nghi thức và tu trì Phật giới. Với ý nghĩa thể hiện thông điệp về một ánh sáng rực rỡ và mạnh mẽ có sức cảm hóa của Phật pháp. Pháp khí này cũng biểu trưng cho tính dương của Phật giáo. 

Bên cạnh đó, Kim Cương Chùy còn tượng trưng cho sự tương phản giữa Phật tính thường hằng và vững chắc không gì có thể phá hủy. Với sự bất phân thiện ác biến hóa vô cùng trong đời thực.

Cấu tạo của Chày Kim Cương

Chày kim cương 5 chấu antique nghệ thuật Tây Tạng với hoa văn và khắc chi tiết độc đáo hiếm có

Pháp khí Mật Tông này gồm có một trục trung tâm quyền trượng kim cương. Trong đó có hai đài sen 8 cánh đối xứng qua trục mang thông điệp cho sự hợp nhất của trí tuệ và đức tính từ bi. Từ hai đài sen đối xứng này tiếp tục tỏa ra năm chẽ. 

8 cánh của đài sen tượng trưng cho bát chính đạo. Năm chẽ phía trên đại diện cho Ngũ Trí Phật. Bao gồm các Đức Phật: 

  • Đại Nhật
  • Bảo Sinh
  • Bất Không Thành Tựu
  • A-Di-Đà. 
  • A Súc Bệ

Trong đó 5 chẽ phía dưới là biểu trưng của 5 vị Phật Mẫu: Chuẩn Đề, Bảo Độ, Tác Minh, Kim Cương Luyện, Tha Vô Năng Thắng. 

Phân loại chày kim cương

Bộ sưu tập chày kim cương tại Norbu Shop - luôn cập nhật mẫu mới lạ độc nhất hiếm có

Chày Kim Cương thể hiện Phật tính bất xâm nhập, bất biến và bất hoại. Pháp khí này có thể trừ tâm ma sinh ra từ sự ngu si, vọng tưởng hay các ma chướng ngoại đạo khác. Chày Kim Cương Mật Tông được phân loại theo cách tạo hình.

–       Chày Kim Cương 1 mũi nhọn ở phía tay cầm. Pháp khí này mang thông điệp cho thực thể duy nhất của Pháp và là biểu tượng cho sự kết hợp của thế giới vật chất và tinh thần. Chày Kim Cương 1 mũi nhọn thường được các nhà sư sơ cấp sử dụng. 

–       Chày Kim Cương 2 mũi nhọn thể hiện tính nhị nguyên của hình tướng ngoại vật. Tuy nhiên, pháp khí này rất ít được sử dụng do đó cũng ít thấy hơn các loại khác.

–       Chày Kim Cương 3 mũi nhọn biểu thị cho Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng) và Tam mật (Ngữ – Ý – Hành) là loại thường thấy nhất. Giống như tên gọi, pháp khí này gồm 3 mũi nhọn ở mỗi đầu. Các mũi nhọn này có thể được tạo hình theo kiểu khum hoặc cong đầu vào giữa hay hai mũi ngoài cong và chụm vào mũi thẳng ở giữa. Chày Kim Cương 3 mũi nhọn còn có một biến thể khác là Luân hồi thiền trượng. 

–       Chày Kim Cương 4 mũi nhọn là pháp cụ ít phổ biến. 4 mũi nhọn thể hiện cho 4 biến cố trong cuộc đời của Phật Cổ Đàm, bốn Đại Phật và 4 kỳ phổ độ của Phật pháp. 

–       Chày Kim Cương 5 chẽ là pháp khí phổ biến nhất bởi đây là sự tượng trưng cho 5 nguyên tố trong tự nhiên và cũng đại diện cho Ngũ Trí Như Lai. 

–       Chày Kim Cương 9 mũi nhọn là pháp khí chủ yếu chỉ xuất hiện ở Mật Tông Tây Tạng. 9 mũi nhọn là biểu trưng cho Ngũ trí Như Lai và bốn vị Bồ Tát.

BST chày kim cương từ Tibet phần 2 sưu tầm tại Norbu Shop

Chày Kim Cương Yết Ma (Vishva-Vajra)

 

Bên cạnh đó, khi nhắc tới Chày Kim Cương, người ta cũng nhắc tới:

  • Chày Yết Ma
  • Yết Ma Kim Cương
  • Thập Tự Kim Cương….

 Pháp khí này còn được gọi là Chày Kim Cương hình chữ thập. Chày Yết Ma thường được sử dụng khi tu pháp và đặt tại bốn góc trên các đàn lớn để tượng trưng cho sự phá trừ 12 nhân duyên. 

Pháp khí Mật Tông Tây Tạng chuông chày kim cương - Ý nghĩa và Cách sử dụng 2

Ý nghĩa của Yết Ma Kim Cương

Yết Ma Kim Cương có độ dài ước chừng 12 ngón tay. Đồng thời ở trung tâm hình tròn trên pháp khí này đều có 3 vòng tròn – tượng trưng cho Tam Môn (Không giải thoát, Vô tướng giải thoát và Vô nguyện giải thoát). Ba vòng Tam Môn này quấn quanh hai đế liên hoa đối xứng nhau của Yết Ma Kim Cương. Đồng thời phía trên mỗi vòng tròn lại có thêm ba vòng châu báu. Tạo hình này mang ý nghĩa đại diện cho “Lục độ” mà chư vị Bồ tát phải tu. Lục độ bao gồm Bố thí, Giới, Nhẫn, Tinh tiến, Thiền và Tuệ. 

Bốn đầu của Chày Kim Cang hình chữ thập sử dụng bốn màu khác nhau. Đồng thời cũng là pháp khí đứng đầu “Tứ nghiệp” của Mật tông. Tứ nghiệp này bao gồm Tức nghiệp (màu đỏ), Hoài nghiệp (màu trắng), Tăng nghiệp (màu vàng) và Chu nghiệp (màu xanh lam).

Chày kim cương đôi 5 cháu chất đồng đẹp nét Nepal

Chuông Kim Cương

Chuông Kim Cương hay Chuông Kim Cang là pháp khí âm nhạc được sử dụng nhiều nhất và rất cần thiết trong các nghi lễ Mật thừa. Pháp khí này là một cặp không thể tách rời với Chày Kim Cương. Âm thanh của Chuông Kim Cương có thể khiến không gian rung động. Đồng thời đánh tan mọi phiền não và xua đuổi ma quỷ. 

Cấu tạo của Chuông Kim Cương

Chuông Kim Cương có cấu tạo gồm ba phần:

–       Chốt Kim Cương

–       Khuân diện

–       Bầu chuông

Ý nghĩa của Chuông Kim Cương

Cấu tạo ba phần của Chuông Kim Cương tương đương với Tam giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Cấu tạo hình chuông với phần bên trong rỗng không thể hiện ý nghĩa cả Tam giới đều cần nương vào tính Không. Khi tiếng chuông vang lên cũng đồng nghĩa với việc mang tới lời cảnh tỉnh “Tất cả đều là khổ, không vô thường và không vô ngã” cho chúng sinh Tam giới.

Pháp khí Mật Tông Tây Tạng chuông chày kim cương - Ý nghĩa và Cách sử dụng 5

Cách sử dụng Chày và Chuông Kim Cương trong Mật Tông Tây Tạng

Chày Kim Cương được coi là biểu tượng cho lòng từ bi của các chư Phật. Chày Kim Cương tuân theo nguyên lý phụ tính. Trong khi đó Chuông Kim Cương biểu trưng cho tính trí tuệ và tuân theo nguyên lý mẫu tính. 

Khi muốn đạt tới thành tựu Đại Giác ngộ, nguyên lý phụ mẫu tính này cần phải được kết hợp lại. Khi kết hợp lại, Chày Kim Cương được quán tưởng là tâm Phật. Trong khi đó Chuông Kim Cương lại được quán tưởng là xác thân Phật, còn âm thanh chuông phát ra là Kim khẩu Phật khi đang thuyết Pháp. 

Pháp khí Mật Tông Tây Tạng chuông chày kim cương - Ý nghĩa và Cách sử dụng 4

Trong quá trình thực hiện các nghi lễ hay khi trì tụng, Chày Kim Cương được cầm ở tay phải và chỉ xuống phía dưới. Chuông được cầm trong tay trái và thường hướng lên phía trên. Hai pháp khí này chuyển động trong những khế ấn tôn kính. Đôi khi hành giả có thể bắt chéo hai cổ tay và đưa lên trước ngực. Khế ấn bắt chéo này biểu trưng cho sự hợp nhất giữa nguyên lý phụ tính và mẫu tính.

Trên đây là các thông tin cơ bản về hai loại pháp khí phổ biến nhất của Mật Tông Kim Cương Đại Thừa Tây Tạng. Pháp khí Mật Tông Tây Tạng nói riêng và Mật Tông nói chung rất phong phú và đa dạng. Bạn có thể tiếp tục theo dõi các bài viết của chúng tôi để có thêm thông tin về chủ đề này.  Để thỉnh các pháp khí về chuông chày kim cương vui lòng truy cập tại: https://trangsucmattong.com/danh-muc-san-pham/vat-pham-tay-tang/chay-kim-cuong Hoặc liên hệ trực tiếp tới trung tôi qua phần liên hệ.

You Might Also Like

error: Trang web đã được bảo vệ!