Chuyên mục

Tại sao đồ đồng cổ Tây Tạng lại đắt giá như vậy?

Tại sao đồ đồng cổ Tây Tạng lại đắt giá như vậy?

Văn hóa của Tây Tạng qua 2000 năm và hơn 1000 năm ở kỉ nguyên Phật Giáo đã giúp nơi đây trở nên linh thiêng bậc nhất. Không như sự đơn giản hóa của các nước theo Phật giáo Nguyên Thủy hay sự đồng nhất của Phật Giáo Đại thừa, Phật Giáo Kim Cương Thừa đã đưa Phật Giáo đạt đến trình ngộ nghệ thuật vô cùng đặc sắc, đỉnh cao của các việc chế tác và khai phóng văn hóa tâm linh tại Tây Tạng. Phần lớn những bức tượng Phật giá trị đều xuất phát từ Kim Cương Thừa, nghệ thuật Phật giáo Mật tông đã hình thành kéo theo rất nhiều sản phẩm độc đáo như tranh thangka, tôn tượng, pháp khí, thokcha, trang sức… bằng đồng lên tầm đỉnh cao, mang lại giá trị nghệ thuật lớn.

Tại sao đồ đồng cổ Tây Tạng lại đắt giá như vậy 7

Vậy cái gì đã làm nên những giá trị đó, để có thể dẫn chứng, Norbu Shop xin chia sẻ giá thỉnh của những vật phẩm trên là vô cùng đắt giá, nhất là với các đồ cổ, ở Tây Tạng những người buôn bán vật phẩm luôn có công thức đơn giản là: đẹp + cổ = đắt áp dụng với tất cả sản phẩm. Những bức tượng cổ trên 100 năm có thể có giá tới cả tỷ đồng, các thokcha cửu cung cỡ nhỏ cũng tới cả trăm triệu, pháp khí vật phẩm cũng vậy, càng cổ, càng lâu đời, kể cả có thể sứt mẻ hoặc không hoàn hảo đều rất đắt và có giá trị sưu tầm cao, càng để lâu càng lên giá.

Tại sao đồ đồng cổ Tây Tạng lại đắt giá như vậy 1

Cùng với việc thông thương dễ dàng với đại lục, người Trung Quốc ngày càng quan tâm và để ý sưu tầm những món đồ này hơn, làm giá trị của các vật phẩm Tây Tạng tăng chóng mặt trong những năm qua, những đồ cổ không thể sinh thêm ra được vậy nên chúng sẽ ngày càng ít đi, vào tay những người quan tâm và sưu tầm, đẩy giá trị của chúng ngày càng tăng.

Vậy tại sao các vật phẩm bằng đồng của Tây Tạng lại có giá trị như vậy, hãy cùng Norbu Shop điểm qua một vài giá trị tiêu biểu:

1: Gắn liền với tín ngưỡng tâm linh, cụ thể là Kim Cương Thừa hàng ngàn năm qua

Văn hóa và tín ngưỡng Phật giáo Mật tông đã hình thành ở Tây Tạng hàng ngàn năm qua, sát nhập nhiều văn hóa bản xứ là đạo Bon vào và hình thành nên bản sắc riêng của Tibet, các thực hành mật tông, pháp khí, đồ thờ cúng trở nên vô cùng đa dạng dần, từ Mật tông hình thành nên những đồ đồng vô cùng độc đáo và đa dạng, khởi đầu từ các đồ lễ cúng trong tu viện hoặc mô phỏng lại các pháp khí, trang sức của các Bổn tôn. Mật tông giúp xứ sở nơi đây trở nên huyền bí hơn, lộng lẫy hơn, và kỳ ảo hơn…

2: Do những nghệ nhân xưa chế tác

Tại sao đồ đồng cổ Tây Tạng lại đắt giá như vậy 11

Những nghệ nhân chế tác khi xưa là những Phật tử, quy y Tam Bảo và có thể là các Lama và những người cư sĩ, những vật phẩm đồ đồng được chế tác bởi các Lama tu sĩ trong tu viện rất giá trị, với việc tu học nhiều năm, cùng khả năng quán tưởng và định lực của các Thầy, đã làm ra những vật phẩm có những giá trị nghệ thuật rất cao, đẹp và nhìn có hồn, nhất là những bức tượng Phật cổ, bây giờ không thể làm lại được, những bức tượng Phật cổ được làm trông có vẻ đơn giản những cái thần, cái hồn của bức tượng là vô giá, là thật, bởi thế, một số người Tạng nói rằng họ không buôn bán tượng Phật cổ, bởi họ coi đấy là những vị Phật.

3: Các thức pha chế đồng đã thất truyền

Những nghệ nhân cổ truyền khi xưa ở Nepal hay Tibet đã qua đời, và do một lý do nào đó, những người này đã không thể truyền lại các bí mật, bí quyết tổng hợp được nguyên liệu hợp kim đồng chất lượng nhất, nếu bạn chỉ nghĩ các bức tượng hay đồ pháp khí được làm bằng đồng nguyên chất là sai lầm, những nguyên liệu khác như vàng, bạc, thiếc, niken… được đong đếm theo tỷ lệ để khi thành một nguyện sẽ giúp cho vật phẩm có chất lượng tốt nhất, bền nhất, màu đẹp nhất. Có nhiều cách thức pha chế cổ xưa đã bị thất truyền, như cách pha màu mực để nhuộm dzi bead cổ, cách pha màu của thangka cổ… những khám phá đó dường như đã biến mất theo thời gian. Đẩy giá trị vật phẩm lên cao.

Tại sao đồ đồng cổ Tây Tạng lại đắt giá như vậy 10

Phần mô tả về Zikhyim (zi khyim) là một từ mượn từ tiếng Trung Quốc; nó cũng được gọi là “li”, trong tiếng Tây Tạng. Zikhyim chủ yếu đề cập đến một hợp kim đặc biệt bao gồm bảy hoặc nhiều hơn kim loại được sử dụng để đúc tượng, chuông và các đồ vật nghi lễ quý giá khác. Tùy thuộc vào tỷ lệ phần trăm của mỗi kim loại, màu sắc thay đổi. Nó cũng có thể đề cập đến đồng tự nhiên được chiết xuất từ trái đất. Cả hợp kim và đồng nguyên chất đều được coi là rất quý và do đó, các đồ vật nghi lễ làm từ Zikhyim thường không được mạ vàng

4: Những vật phẩm mạ vàng

Có những bức tượng Phật, pháp khí, thokcha, trang sức… đồ đồng được mạ vàng cực kỳ tinh xảo và quý giá, lớp mạ vàng này vô cùng đặc biệt vì nó làm cho vật phẩm trở nên vô cùng tuyệt tác, hơn nữa sau khi bị thời gian phong hóa, những mảng miếng của lớp mạ bị bong tróc, trầm màu… tạo nên những giá trị đặc trưng riêng không thể fake được, là một trong những cách để nhận biết đồ cổ. Những vật phẩm được mạ vàng thường có giá trị cao hơn những vật phẩm không mạ trừ đồ làm từ Zikhyim.

Tại sao đồ đồng cổ Tây Tạng lại đắt giá như vậy 8

5: Hoàn toàn làm từ thủ công

Các nghệ nhân xưa hoàn toàn chế tác bằng thủ công, chứ không bằng máy hiện đại như bây giờ, kể cả bây giờ những đồ được quảng cáo là từ thủ công nhưng nhiều chi tiết được dập khuôn và làm bằng máy, cho nên các bức tượng, các vật phẩm mới trở nên giống nhau, không thể có hồn, có thần được nhữ những đồ cổ. Những người nghệ nhân khi xưa đã chế tác ra bằng cách quán thưởng thực hành và có phong cách đậm nét của riêng cá nhân họ, nên hầu hết các đồ xưa là không giống nhau, giờ đây, thật khó để tìm mua những đồ mới thủ công vì mất rất lâu để làm và không bán được giá cao. Một bức tượng thủ công cao tầm 20cm có thể những người nghệ nhân Nepal làm bằng tay mất thời 6 tháng tới 2 năm mới hoàn thành xong. Chính vì vậy máy móc được đưa vào để giảm thời gian, nhưng cũng đồng thời giảm chất lượng đi.

Tại sao đồ đồng cổ Tây Tạng lại đắt giá như vậy 9

6: Giá trị của thời gian

Đây là điều quan trọng nhất, và đặc biệt nhất, khiến đồ cổ – trở nên cổ – và quý giá. Nếu không có thời gian thì giá trị của các món đồ không thể nào được tôn vinh như vậy. Người Tạng sẽ chia thành các hệ thời gian của các vật phẩm như theo triều đại: nhà Thanh, nhà Minh… hay theo thời gian: 100 năm, 200 năm, 300 năm, 1000 năm. Càng lâu – càng quý – càng giá trị. Còn việc đánh giá thế nào, thì phải học rất nhiều như các chi tiết hoa văn họa tiết đó, thì chỉ có thời đó đó, hay những màu thời gian trên các món đồ… điều đó chỉ có những nhà sưu tầm, những người lão làng trong giới mới có thể phân biệt ra được.

Tại sao đồ đồng cổ Tây Tạng lại đắt giá như vậy 2

7: Hiếm có – đặc biệt

Nếu những đồ cổ đó có 6 giá trị ở trên + thêm đã từng thuộc về một người nổi tiếng hay được làm ra bởi một nghệ nhân nổi tiếng hay là duy nhất hay có một lịch sử rõ ràng và hào hùng hay có những điểm đặc biệt trên hoa tiết, hoa văn, trải khảm… thì sẽ làm tăng giá trị lên rất nhiều. Ví dụ một bức tượng được tặng bởi một Riponche vĩ đại sẽ là vô giá so với bức tượng cũng vậy được bán trong khu trưng bày nào đó… Đây là những điều đặc biệt đẩy giá trị lên rất rất rất nhiều.Tại sao đồ đồng cổ Tây Tạng lại đắt giá như vậy 5

Trên đây là 7 giá trị làm giá của đồ đồng cổ Tây Tạng ngày càng tăng, những vật phẩm xưa có những điều đặc biệt mà đồ mới không có, với kinh nghiệm sưu tầm trên 4 năm và làm việc với đối tác người Tạng lẫn các khách hàng VIP, Norbu Shop đã đưa về VN rất nhiều vật phẩm giá trị và quý hiếm, duy nhất, giúp lưu giữ và làm đặc sắc thêm giá trị văn hóa Phật Giáo tại Việt Nam. Để biết thêm chi tết vui lòng liên hệ hoặc xem thêm nhiều hơn tại đây: https://trangsucmattong.com/danh-muc-san-pham/vat-pham-tay-tang

Tại sao đồ đồng cổ Tây Tạng lại đắt giá như vậy 4

Tại sao đồ đồng cổ Tây Tạng lại đắt giá như vậy 6

Tại sao đồ đồng cổ Tây Tạng lại đắt giá như vậy 111

Tại sao đồ đồng cổ Tây Tạng lại đắt giá như vậy 12

Tại sao đồ đồng cổ Tây Tạng lại đắt giá như vậy 13

Tại sao đồ đồng cổ Tây Tạng lại đắt giá như vậy 14

Tại sao đồ đồng cổ Tây Tạng lại đắt giá như vậy 15

Tại sao đồ đồng cổ Tây Tạng lại đắt giá như vậy 3

You Might Also Like

No Comments

Leave a Reply

error: Trang web đã được bảo vệ!