Tranh Thangka của Tây Tạng là một trong những gam màu hội họa tôn giáo đặc sắc và bậc nhất của Châu Á, với nền mỹ thuật lâu đời kết hợp với các tính chất tâm linh kỳ bí của Tây Tạng, những bức Thangka hay gọi là Tangka được thổi hồn vào đó sự linh thiêng và thánh linh kì bí, những vị Phật, bổn tôn, Dakini… được khắc họa rõ nét và vô cùng sống động, hãy tìm hiểu ngay về Thangka Tibet trong bài viết này nhé.
Khi nhắc tới Tây Tạng, không ít người đã hình dung về một vùng đất huyền bí, có những nét văn hóa rất riêng. Trải qua những biến cố địa chất, giờ đây Tây Tạng là một trong những khu vực cao nhất thế giới. Đặc biệt, sự phát triển của Phật giáo đi liền với văn hóa đời sống của người Tạng trong đó có Thangka Tây Tạng. Vậy Thangka Tây Tạng là gì? Nó có vai trò gì trong sự thực hành của người Tây Tạng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
THANGKA TÂY TẠNG NHỮNG THÔNG TIN CHUNG
Thangka có thể viết theo cách khác là Tangka hay Thanka là một dạng tranh cuộn được vẽ bằng bột đá quý nghiền mịn kết hợp với loại giấy được tráng vải lên trên tạo nên nét độc đáo hoặc sử dụng các mảnh vải ghép lại tạo thành bức tranh khi họa sĩ có thể thực hành thiền định ngay khi vẽ. Người họa sĩ vẽ phần lớn là những Lama, những người thực hành thiền định sâu sắc và có những linh ảnh đặc biệt về các bổn tôn, các vị Phật, từ đó được khắc họa chi tiết trên nền tranh. Thangka được sử dụng để thở cúng, để trưng bày trong ngôi nhà, hay đơn giản là mang đi theo bên mình, người Tây Tạng có những nét đặc biệt và những bí mật riêng về Tangka, ngày nay, thangka được biết nhiều ở Nepal, Ấn Độ và trở nên ngày càng phát triển, những bức họa ngày càng được chau chuốt và khám phá thêm.
NGUỒN GỐC THANGKA TÂY TẠNG
Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, việc vẽ trên hang đá cũng như điêu khắc thì Ấn Độ là một trong những cái nôi văn hóa. Ngày nay, nếu có dịp hành hương tới Ấn Độ đặc biệt các khu vực như Ajanta hay Ellora, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng các bức bích họa trên tường khổ lớn và các bức tượng đá nguyên khối mô tả về thời kỳ hoàng kim của Phật giáo nói chung và văn hóa Ấn Độ nói riêng. Và Nepal thủa xưa từng thuộc Ấn Độ vì vậy không có gì lạ khi Thangka được đưa tới Tây Tạng bởi công chúa Bhrikuti- vợ của vua Tùng Tán Can Bố (Songtsen Gampo). Đặc biệt, khi phật giáo Tây Tạng phát triển, thì hình thức thangka cũng phát triển, các bức bích họa được vẽ trực tiếp trên các mảng tường ở Tu viện, hang đá cũng như vẽ trên vải, giấy ngày càng phát triển. Nhiều bức tranh thangka thời kỳ đầu được các thương nhân giàu có đặt vẽ vì họ tin rằng việc này không những tạo được những phước lành mà nó còn trở thành một nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống của người Tây Tạng. Không chỉ dừng lại ở đó, các vị tu sĩ hay các lạt – ma Tây Tạng lấy thangka là một cách rèn luyện tâm trí như những công án thiền giống Nhật hay Trung Quốc bởi lẽ, vẽ thangka có rất nhiều thức bậc, chi tiết, tỉ mẩn từ công đoạn chuẩn bị cho tới công đoạn vẽ, thậm chí hao tốn sức lực. Có những người cả đời, chỉ vẽ được vài bức.
Những bức thangka cổ ở Tây Tạng xuất hiện từ thế kỷ 11 và 12, tuy vậy thời kỳ này thangka chủ yếu mô tả về bầu trời hay phong cảnh. Dần dần, Thangka ngày càng phát triển về phong cách cũng như sự đang dạng trong lối vẽ, cách vẽ. Ở mỗi khu vực địa lý của Tây Tạng những người họa sĩ, nghệ nhân hay tu sĩ đều tạo nên một phong cách riêng biệt.
CÁC CHẤT LIỆU VẼ TRANH THANGKA TÂY TẠNG
Trong quá trình phát triển về văn hóa cũng như phật giáo ở Tây Tạng, Thangkas Tây Tạng đã có nhiều cách thể hiện khác nhau dựa trên các nguyên liệu cũng như tư duy nghệ thuật của họa sĩ. Thông thường chúng được chia thành hai loại hình chủ yếu là Thangka vẽ sơn màu bằng bột và thangka đính kết hợp từ các mảnh vải ghép lại với nhau hoặc Thangka thêu. Từ các loại hình chính, Thangka được chia nhỏ ra làm 7 loại hình khác như là :
- Được vẽ bằng bột màu, là loại phổ biến nhất, thangka loại này được vẽ trên vải giấy hoặc vẽ trên các bức tường với khổ lớn, sơn màu hoặc dùng bột đá nghiền nhỏ để vẽ. Điều này sẽ giúp các bức bích họa trên tường tồn tại lâu hơn.
- Appliqué – Thangka được ghép từ các mảnh vải, người thợ sử dụng đôi bàn tay khéo léo của mình để có thể ghép các mảnh vải bằng kim khâu một cách tinh tế nhất.
- Họa sĩ sử dụng nền đen, sử dụng bột vàng để vẽ trên nền đen
- In hình khối, giấy hoặc vải vẽ phác thảo, được thực hiện bằng cách in mộc bản bằng gỗ
- Thêu bằng chỉ nhiều màu cũng tạo nên sự độc đáo của Thangka
- Chỉ sử dụng nền vàng để vẽ thangka, đây là một phương pháp trị liệu rất tốt lành khi vẽ các vị Bổn Tôn an bình hoặc phẫn nộ hay các vị Phật giác ngộ hoàn toàn.
- Sử dụng nền đỏ, sử dụng màu vàng để vẽ trên lụa.
CẤU TRÚC, HÌNH THÁI BIỂU ĐẠT TRÊN TRANH THANGKA
Vì thangka gắn liền với văn hóa cũng như Phật giáo Tây Tạng, và thangka là một phương tiện tu tập của những người Tạng vì thangka cũng được vẽ dưới nhiều hình thái khác nhau như:
Thang ka vẽ mandala – Đây là cách mà người họa sĩ hay tu sĩ vẽ về cấu trúc chung của vũ trụ, trật tự vũ trụ, các vòng mandala khác nhau tạo nên một cấu trúc vững chắc, định hình một trong những cách tiếp cận vào sự thật thông qua thị giác.
Thangka vẽ các vị Phật – Đây là cách mà người họa sĩ hay tu sĩ chiêm nghiệm về 80 tướng tốt và 32 vẻ đẹp của các vị Phật giác ngộ được mô tả trong kinh văn. Khi một người họa sĩ hay tu sĩ chiêm nghiệm về vẻ đẹp của chư vị giác ngộ, họ cũng có thể hoan hỉ mà tiếp cận chân lý một cách thâm diệu nhất.
Thangka vẽ về các vị Guru (Thượng sư) – Yidam(Bổn Tôn) – Dakini( Không hành nữ) – Đây là cách mà người họa sĩ hay tu sĩ thực hành sự hòa nhập với ba căn Thân – Khẩu – Ý của mình.
Thangka vẽ về các hoạt động, đời sống mô tả 6 cõi luân hồi – Trong phật giáo mô tả các cõi luân hồi chính là tương ứng với ngũ uẩn tham – sân – si – mạn – nghi. Người họa sĩ mô tả về các cõi luân hồi để chúng ta có thể hình dung nếu như chúng ta luôn để tâm trí mình xao lãng và tạo tác những việc không tốt lành.
Thangka vẽ về các quốc độ của các vị Phật khác nhau – Tùy theo năng lực nhận thức và cảm quan của họa sĩ hay tu sĩ – họ thường cảm nhận, chạm nắm hay bắt gặp các linh ảnh có thể mô tả về quốc độ của các vị Phật. Miệc mô tả các quốc độ trong kinh văn cũng như trong khả năng nhận thức của người họa sĩ hay tu sĩ khi thực hành vẽ tranh thangka cũng là một cách nâng cao khả năng, sự tập trung tâm trí của người tu hành.
THANGKA TÂY TẠNG – NGHỆ THUẬT THỊ GIÁC VÀ TÔN GIÁO
Ngoài việc sử dụng Thangka như một phương tiện tu tập, xét trên góc độ nghệ thuật thì Thangka Tây Tạng chính là nghệ thuật thị giác. Bởi lẽ, đây là một dòng tranh đặc thù. Đặc thù về màu sắc, nội dung và cách thể hiện. Khác với các dòng tranh khác, thangka thường có màu sắc nổi, các gam màu nóng luôn được sử dụng và có thể kích thích một cách nhanh chóng các giác quan khiến cho bạn có thể cảm nhận ngay từ lần đầu nhìn tranh. Mặc dù có gam màu khá nổi bật, nhưng màu sắc thường được phối hợp hài hòa, đặc biệt nếu họa sĩ hay tu sĩ vẽ tranh thangka sử dụng bột đá nghiền thì các bức tranh thangka có thể tồn tại rất lâu với thời gian.
Thangka đã có mặt trong đời sống người Tây Tạng như một phần không thể thiếu trong quá trình tu tập. Vì vậy, có rất nhiều họa sĩ đã thực hiện các bức tranh khổ lớn và các tu viện do các Lạt- ma chủ trì sẽ thực hiện các pháp hội lớn nhân những dịp quan trọng của tu viện hay trong các tháng tốt lành để người dân có thể chiêm bái các bức tranh khổ lớn, nâng cao tinh thần tu tập cũng như được cùng nhau thực hành trong một không gian rộng lớn. Lễ hội có thể diễn ra trong cả tháng để cho những người dân Tây Tạng có thể hành hương và kịp chiêm bái.
THANGKA TÂY TẠNG – CÁCH SỬ DỤNG VÀ NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý
Trong thế giới hiện nay, khi người Tạng đã ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Có khá nhiều người ngoài khu vực Tây Tạng đã thực hành Phật giáo theo truyền thống của người Tây Tạng trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, do thời tiết và khí hậu địa lý khác nhau nên việc sử dụng tranh thangka trong quá trình tu tập cần có những lưu ý sau:
- Nếu bạn lựa chọn thangka vải hay thangka đóng gấm để tránh bị mốc cần treo cao ở nơi khô thoáng, với khí hậu việt nam khá nóng ẩm nên có thể dễ gây ẩm mốc khi treo tranh, vì thế bạn có thể sử dụng máy sấy tóc để có thể xử lý nếu tranh bị ẩm, tránh dùng các loại giấy hay vải để lau vết ẩm mốc vì sẽ làm hư tranh và màu tranh. Trong trường hợp không sử dụng tranh, có thể cuộn lại và cất đi.
- Trong trường hợp bạn lựa chọn thangka là các bức tranh đóng khung, hãy đóng khung tranh không kính, như vậy tranh sẽ không bị cong vênh khi nhiệt độ thay đổi, bạn cũng dễ dàng bảo quản tranh tốt hơn.
- Trong mật tông, cách tu tập luôn ưu tiên người Thầy dẫn dắt mình, vì thế nếu bạn đã thỉnh một bức tranh thangka về nhà, tốt nhất nếu được cầu nguyện bởi các vị tu sĩ thì sẽ khiến cho bức tranh trở nên tốt lành hơn. Trong trường hợp bạn không thực hành theo con đường này nhưng yêu thích nó như một nét văn hóa thì cũng nên treo ở những khu vực trang trọng như phòng khách, tránh treo đối diện các khu vực nhà vệ sinh. Điều này, giúp cho chúng ta luôn được thanh lọc thân tâm của chính mình.
Bài viết trên hi vọng sẽ giúp cho bạn những kiến thức cơ bản về tangka, một pháp khí, một bức tranh tâm linh của Mật Tông Phật Giáo Kim Cương Thừa, đây rõ ràng là một trong những giá trị hội họa tâm linh đặc biệt của thế giới, đi sâu vào tangka chúng ta có thể tìm hiểu và kết nối đức tin của mình với các vị bổn tôn, từ đó phát triển và có những kinh nghiệm tu chứng riêng cho bản thân, để thỉnh thangka hay tìm hiểu về thangka Tây Tạng, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chung tôi nhận oder những mẫu thangka được vẽ tay bởi Lama có chất lượng tốt nhất đến với mọi người.